Tò Mò khoan mũi thứ ba trên sao Hỏa
Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết robot Tò Mò vừa thực hiện mũi khoan chính thức thứ ba trên một khối đá sa thạch ở sao Hỏa.
>>> Curiosity sắp khoan mũi thứ ba trên sao Hỏa
Sau đó, Tò Mò sẽ tiến hành thu thập mẫu bột đá tại lỗ khoan chính thức có đường kính vài cm, nằm kế bên lỗ khoan thử nghiệm trên cùng phiến đá sa thạch. Các nhà khoa học hi vọng mẫu vật lần này sẽ mang lại những hiểu biết nhất định về quá trình địa hóa và sự hình thành cảnh quan ở lớp dưới cùng của khu vực Gale Crater trên sao Hỏa.
Tò Mò tiến hành mũi khoan thứ ba trên sao Hỏa
Mũi khoan thứ ba được tiến hành trên khối sa thạch có tên “Windjana”. Trước đó, Tò Mò đã thực hiện các công đoạn chuẩn bị, bao gồm: kiểm tra, làm vệ sinh lớp bụi dày khoảng 6cm đóng trên bề mặt khối sa thạch và thực hiện mũi khoan nhỏ thử nghiệm nhằm đảm bảo sự thành công cho mũi khoan chính thức.
NASA cho biết cũng đã gần một năm kể từ ngày robot Tò Mò thực hiện mũi khoan thứ hai trên một phiến đá tại khu vực vịnh Dao Vàng (Yellowknife Bay), cách vị trí hiện tại khoảng 4km về phía đông.
Nhà khoa học John Grotzinger thuộc dự án Tò Mò cho biết: "Hiện nay chúng tôi cũng tìm kiếm thông tin về tính chất hóa học cũng như vai trò dòng chất lỏng, từng ràng buộc các khối trầm tích với nhau tạo thành những khối đá tại khu vực thềm núi lửa".
Ông nhấn mạnh: “Nếu tìm thấy những khoáng vật cần thiết, xác định được tính chất hóa học của chúng, điều đó giúp chúng ta hiểu rõ hơn về thành phần cũng như lịch sử hình thành dòng nước ngầm trong khu vực. Đồng nghĩa môi trường sinh sống tiềm năng của các vi sinh vật trong quá khứ xa xôi trên sao Hỏa sẽ được tiết lộ”.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ
Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.
