Tòa lâu đài bất khả xâm phạm với "dấu tay máu" trên cửa hé lộ bi kịch của những phi tần xấu số

Lịch sử về những dấu tay trên cánh cổng cuối cùng của lâu đài có thể khiến nhiều người "ớn lạnh" vì sự tàn khốc của nó.

Rajasthan (Ấn Độ) được gọi là "thánh địa của các vị vua" vì có 18 vị vua đã từng ở đây. Ở phía tây của vùng đất này, có một thành phố nằm ở rìa sa mạc tên là Jodhpur, một trong ba "thành phố xanh" nổi tiếng trên thế giới. Công trình nổi tiếng nhất ở thành phố thơ mộng này chính là tòa lâu đài "hoành tráng" mang tên Mehrangarh.

Lâu đài Mehrangarh nằm trên một ngọn núi dốc cao 125 mét ở trung tâm của Jodhpur, được xây dựng vào năm 1459 bởi Hoàng tử Gyudha và có lịch sử 560 năm.

Để phát huy hết tác dụng của địa hình, lãnh chúa Gyudha đã biến lâu đài thành một nơi dễ phòng thủ và khó tấn công, đồng thời cắt ngọn núi bên sườn thành một vách đá dựng đứng. Những tảng đá núi bị khoét đã xây nên một bức tường thành cao hàng chục mét, bao bọc toàn bộ kiến trúc.

Lâu đài làm bằng đá sa thạch màu vàng khiến người ta có cảm giác nó thực sự mọc lên từ trong núi đồng thời phát huy tác dụng phòng ngự: Dễ phòng thủ và khó tấn công.

Tòa lâu đài bất khả xâm phạm với dấu tay máu trên cửa hé lộ bi kịch của những phi tần xấu số
Cận cảnh toà lâu đài Mehrangarh. (Ảnh: MakeMyTrip).

Để làm cho toà thành kiên cố hơn, vào thế kỷ 19, hoàng tử Malwa lúc bấy giờ đã mua rất nhiều pháo từ Anh và đặt chúng trên đỉnh tháp để chống lại kẻ thù ngoại bang, vì vậy, lâu đài Mehrangarh này được mệnh danh là "bất khả xâm phạm".

Ngoài những bức tường thành dày và những khẩu pháo được bố trí dày đặc, lâu đài còn có 7 cổng cao ngất rải rác từ chân núi lên đỉnh núi. Người thiết kế lâu đài đã tạo ra nhiều khúc ngoặt gấp 180 độ để cản trở những đội quân muốn tiến lên.

Nhiều chiếc đinh sắt dài hàng chục cm cũng được bố trí trên cổng thành để đề phòng đoàn quân voi đến gần.

Lâu đài Mehrangarh đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh trong lịch sử, ngọn tháp gần cổng thành ghi lại những dấu vết của những cuộc tấn công bằng đá và cung tên. Một số bức tường và cổng cũng để lại nhiều "vết sẹo" nhưng lâu đài Mehrangarh chưa bao giờ bị mất đi sau nhiều cuộc chiến vây hãm.

Tòa lâu đài bất khả xâm phạm với dấu tay máu trên cửa hé lộ bi kịch của những phi tần xấu số
Những "dấu tay máu" trên cổng sắt của toà lâu đài. (Ảnh: Sohu).

Đi qua cánh cổng sắt cuối cùng của lâu đài, hai bên cổng có 31 "dấu tay máu". Ẩn sau những dấu tay này là câu chuyện vô cùng tàn khốc. 

Năm 1843, vua Mansingh qua đời, theo phong tục của người Hindu vào thời điểm đó, các thê thiếp của ông sẽ được chôn cất cùng nhà vua. Vì vậy vào ngày vua hỏa táng, 15 phi tần của ông cũng phải tham gia lễ an táng cho người còn sống.

Những phi tần này hôm đó cần phải tắm hương, ăn mặc đẹp đẽ, rồi nhuộm đỏ tay để lại dấu tay ở hai bên cổng thành. 

Cuối cùng, họ ngồi trên chiếc ghế được trang trí bằng hoa và được người dân vây quanh để tiến tới lễ đài hỏa táng cùng vị vua đã qua đời.

Sau đó, triều đại Mughal đã ban lệnh cấm sử dụng người sống làm vật hiến tế. 

Theo truyền thuyết, những người phụ nữ này sau khi chết sẽ được thế giới tôn làm thần Sati, và họ sẽ được thờ phụng.

Ngày nay, hầu hết các cung điện ở đây đã trở thành nhà trưng bày các di vật văn hóa quý giá. Bên trong được trưng bày một số di tích lịch sử quý giá như vũ khí Ấn Độ cổ đại, súng, ngai vàng của hoàng gia và những bức tranh tường trải thảm.

Loading...
TIN CŨ HƠN

"Vệ binh hậu môn" - Những người chuyên chữa bệnh đường ruột cho pharaoh thời Ai Cập cổ đại

Việc phục vụ sức khỏe của nhà vua không được coi là một lựa chọn mà chính là một 'đặc ân' ở Ai Cập cổ đại.

Đăng ngày: 23/07/2021
Ford sắp cho ra mắt nước hoa dành cho những khách hàng thích đi xe điện nhưng lại nhớ mùi xăng

Ford sắp cho ra mắt nước hoa dành cho những khách hàng thích đi xe điện nhưng lại nhớ mùi xăng

Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy 20% tài xế sẽ nhớ mùi xăng khi ngồi trong chiếc xe điện mới của họ.

Đăng ngày: 23/07/2021
Đâu là thành phố đầu tiên trong lịch sử loài người?

Đâu là thành phố đầu tiên trong lịch sử loài người?

Đến hiện nay, các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu và không ngừng tranh cãi nhằm xác định được đâu là thành phố đầu tiên trong lịch sử loài người.

Đăng ngày: 23/07/2021

"Giường chống chuyện ấy" ở Olympic Tokyo chịu được trọng lượng 200kg

Mặc dù ban tổ chức đã thanh minh, tin đồn về " giường chống chuyện ấy" làm bằng giấy cactông ở làng vận động viên Olympic Tokyo vẫn khiến dân mạng bàn tán sôi nổi.

Đăng ngày: 23/07/2021
Điều gì xảy ra nếu khoảng cách giữa Trái đất và Mặt trăng giảm chỉ còn một nửa?

Điều gì xảy ra nếu khoảng cách giữa Trái đất và Mặt trăng giảm chỉ còn một nửa?

Nếu khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trăng giảm chỉ còn một nửa so với hiện nay, rất nhiều hiện tượng lạ, thiên tai sẽ đến với hành tinh của chúng ta và gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Đăng ngày: 22/07/2021
Top 7 kỷ lục rất khó phá tại Olympic Tokyo 2020

Top 7 kỷ lục rất khó phá tại Olympic Tokyo 2020

Kể từ lần đầu tiên được tổ chức năm 1896, một số vận động viên đã lập nên những kỷ lục đáng nể. Dưới đây là 7 kỷ lục rất khó bị phá vỡ tại Olympic Tokyo 2020 .

Đăng ngày: 22/07/2021
Những

Những "Người từng trải" lật tẩy sự thật kinh hoàng về bím tóc thời nhà Thanh

Bím tóc " phiên bản đời thực" này có lẽ sẽ khiến nhiều người "ngã ngửa" khi biết sự thật!

Đăng ngày: 21/07/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News