Tòa nhà sản xuất đủ điện cho 370 hộ gia đình

Với các cây năng lượng và 1.000 tấm pin Mặt trời trên nóc, tòa nhà Sustainability Pavilion có thể sản xuất lượng điện lên tới 4 gigawatt giờ/năm.

Tòa nhà Sustainability Pavilion khu tổ hợp Expo 2020 Dubai được bao phủ bởi vòm thép rộng 134 m, có thể lắp 1.000 tấm pin Mặt trời, biến công trình này thành thiết kế kiến trúc ấn tượng nhất sự kiện. Đây cũng là một trong những công trình nổi bật nhất về mặt công nghệ, có thể tự sản xuất điện, nước và làm mát.

Tòa nhà có thể sản xuất tới 4 gigawatt giờ điện một năm, đủ để cung cấp cho 370 hộ gia đình, từ pin quang điện trên mái vòm và hàng trăm tấm pin khác đặt trên 18 "cây năng lượng" nằm rải rác quanh công trình. Những cây này được làm từ sợi carbon tổng hợp, vật liệu thường dùng trong ngành công nghiệp hàng không vũ trụ và du thuyền cao cấp. Để tối ưu hóa hiệu suất, mỗi cây có khớp xoay bằng motor, giúp nó quay về phía Mặt trời cả ngày, theo Andrew Whalley, chủ tịch studio Grimshaw ở Anh, đơn vị thiết kế tòa nhà.

Năng lượng do tòa nhà sản xuất giúp cung cấp điện cho hệ thống làm mát cũng như thu thập và tái chế nước. Nước mưa và sương được thu thập qua mái vòm chính và mạng lưới "cây nước". Đây là mạng lưới cây tạo bóng mát vào ban ngày và gom nước vào ban đêm, tận dụng chênh lệch nhiệt độ và quá trình ngưng tụ. Hệ thống sẽ lọc và tái chế nước sinh hoạt trong khi nước cống được làm sạch bằng bãi sậy, phương pháp lọc tự nhiên dựa trên cây thủy sinh.

Tòa nhà sản xuất đủ điện cho 370 hộ gia đình
Pin Mặt trời trên mái vòm tòa nhà Sustainability Pavilion. (Ảnh: CNN)

Để không gian triển lãm luôn mát mẻ, tòa nhà được xây chìm một phần. Các kiến trúc sư thiết kế phần lớn không gian triển lãm chìm dưới lòng đất. Không gian còn lại nằm dưới phần mái cách nhiệt tốt, tạo thành lá chắn bảo vệ trước thời tiết bên ngoài.

Thiết kế mái vòm thép của tòa nhà lấy cảm hứng từ cây ghaf, loài cây biểu tượng của Các tiểu vương quốc Arab thống nhất. Mái vòm hấp thụ ánh sáng Mặt trời, cung cấp bóng râm cho mọi thứ bên dưới, dẫn gió vào phần sân chìm. Để mái vòm trải rộng bên trên tòa nhà, kiến trúc sư sử dụng dầm chìa dài 70 m và kết cấu dạng lưới siêu nhẹ. Cây năng lượng và cây nước cũng được thiết kế phỏng theo cây máu rồng, loài cây bản xứ của Yemen nổi tiếng với cành lá hình vòm giúp ngăn bốc hơi, một đặc điểm thích nghi với điều kiện khô cằn.

Tương tự những tòa nhà khác ở tổ hợp triển lãm, công trình sẽ được sử dụng cho mục đích khác, đó là trở thành trung tâm khoa học cộng đồng.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Miếng dán phát hiện nói dối qua chuyển động cơ mặt

Miếng dán phát hiện nói dối qua chuyển động cơ mặt

Một nhóm các nhà nghiên cứu Israel mới đây đã phát triển công nghệ theo dõi chuyển động cơ mặt để phát hiện ai đó đang nói dối.

Đăng ngày: 27/11/2021
Giới thiệu loại vật liệu cách nhiệt mới được làm từ ngô

Giới thiệu loại vật liệu cách nhiệt mới được làm từ ngô

Xốp EPS hay còn gọi là nhựa xốp, là dạng hạt nhựa nguyên sinh sau khi được gia nhiệt và giãn nở, trở thành một dạng hợp chất chứa khí Bentan (C5H12).

Đăng ngày: 27/11/2021

"Mặt trời nhân tạo" của Hàn Quốc lập kỷ lục mới

Các nhà khoa học ở Viện Năng lượng Nhiệt hạch Hàn Quốc lập kỷ lục mới khi duy trì luồng plasma siêu nóng trong 30 giây trong lò phản ứng tokamak.

Đăng ngày: 26/11/2021
Bộ đồ bay điện của BMW lập kỷ lục thế giới

Bộ đồ bay điện của BMW lập kỷ lục thế giới

Vận động viên nhảy dù Peter Salzmann đoạt kỷ lục Guinness khi hoàn thành chuyến bay đầu tiên bằng bộ đồ bay điện.

Đăng ngày: 25/11/2021
Ngôi nhà di động có thể

Ngôi nhà di động có thể "bò" trên mọi địa hình

Nhà thông minh di chuyển bằng 6 chân có thể đi trên mọi địa hình như đồi dốc và hẻm núi, đáp ứng nhu cầu làm việc, sinh hoạt và du lịch trong thời Covid-19.

Đăng ngày: 24/11/2021
Trung Quốc dự định lắp cánh để tăng tốc tàu viên đạn

Trung Quốc dự định lắp cánh để tăng tốc tàu viên đạn

Tàu viên đạn có thể đạt tốc độ 450 km/h nhờ lắp thêm bộ cánh trên nóc tàu, giúp tăng lực nâng và tiết kiệm chi phí.

Đăng ngày: 24/11/2021
Ấn Độ phát triển công nghệ biến tóc người thành phân bón, thức ăn cho vật nuôi

Ấn Độ phát triển công nghệ biến tóc người thành phân bón, thức ăn cho vật nuôi

Các nhà khoa học Ấn Độ đã phát triển một giải pháp bền vững giúp chuyển đổi chất thải keratin như tóc người, lông cừu và lông gia cầm thành phân bón, thức ăn cho vật nuôi.

Đăng ngày: 19/11/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News