Toàn bộ số bạc được phát hiện trên thế giới nhiều đến đâu?
Giới chuyên gia ước tính, lượng bạc đã phát hiện trên Trái đất có thể nhét vừa trong một khối lập phương có cạnh dài 55m.
Khối bạc lớn nhất từng được tìm thấy nặng khoảng 1.061kg, tương đương một con bò rừng bison trưởng thành. Ngoài việc hiện diện trong nhiều đồ trang sức, tiền xu, dao dĩa, bạc cũng rất hữu ích trong y học và điện tử. Thực tế, hơn một nửa nhu cầu bạc trên thế giới được cho là bắt nguồn từ các ứng dụng công nghiệp. Đa số máy tính, điện thoại và ôtô đều chứa bạc. Vật liệu này cũng có thể được dùng cho mực bạc, ví dụ như trong các chip của Thiết bị Nhận dạng Tần số Vô tuyến (RFID).
Toàn bộ số bạc từng phát hiện trên thế giới có thể đặt gọn trong khối lập phương cạnh 55m. (Ảnh: Evtushkova Olga)
Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS), hơn 1,7 triệu tấn bạc đã được phát hiện trong suốt lịch sử. Toàn bộ số bạc này sẽ nằm gọn trong khối lập phương có kích thước mỗi cạnh là 55m, IFL Science hôm 14/4 đưa tin. Khối lập phương này lớn hơn khối vàng đã khai thác, với kích thước chỉ 23 x 23m.
Tuy nhiên, bạc chỉ xếp sau trong thế giới kim loại quý nên dễ bị mất hoặc vứt bỏ hơn nhiều so với vàng. Ước tính cho thấy gần 50% lượng bạc này đã bị mất hoặc được dùng trong công nghiệp.
Theo Viện Bạc ở Mỹ, bạc bắt đầu được khai thác khoảng năm 3000 trước Công nguyên tại Anatolia, nơi ngày nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ. Việc khai thác mở rộng tới Hy Lạp vào năm 1200 trước Công nguyên, thậm chí cung cấp bạc để làm tiền xu ở Athens. Năm 100, phần lớn hoạt động khai thác bạc diễn ra ở Tây Ban Nha, nơi kim loại này trở thành một mặt hàng buôn bán cùng với các loại gia vị thơm.
Rất lâu sau, bạc mới được phát hiện ở châu Mỹ, sau khi nhà thám hiểm Christopher Columbus tới đây vào năm 1492. Những năm 1870, sản lượng bạc trên thế giới tăng từ khoảng 1.100 tấn lên 2.200 tấn một năm.
Ngày nay, nhà sản xuất bạc lớn nhất thế giới là Mexico với sản lượng bạc năm 2020 là khoảng 5.600 tấn. Trong năm này, gần 25.000 tấn bạc được sản xuất trên toàn cầu. Trong đó, Peru, Trung Quốc, Nga và Chile là những quốc gia khác có đóng góp lớn.
Hiện nay, lượng bạc chưa khai thác vẫn còn khá lớn. Peru được cho là có trữ lượng bạc lớn nhất thế giới, khoảng 93.000 tấn. Australia và Ba Lan theo sát phía sau. Ngày nay, ước tính thế giới còn khoảng 500.000 tấn bạc chưa được phát hiện.

Cặp sinh đôi kỳ lạ nhất thế giới: Chào đời giống y đúc, ngoại hình lúc trưởng thành gây bất ngờ
Là chị em sinh đôi vốn đã đặc biệt nhưng sự khác biệt về chiều cao giữa cặp song sinh Nhật Bản này càng khiến họ trở nên khác lạ hơn.

14 điều có thể bạn chưa biết về vũ trụ
Nếu con người không mặc đồ bảo hộ trong vũ trụ, nước trong miệng, mắt và các mô mềm sẽ bay hơi tức thời, còn da bỏng nặng do tiếp xúc với bức xạ từ mặt trời hoặc ngôi sao khác.

Top 15 món ăn "khó nuốt" nhất thế giới, bạn có dám thử?
Nhện đen chiên giòn, chuột bao tử, pín bò… là những món ăn siêu kinh dị khiến bạn chỉ nhìn thôi cũng đủ sởn gai ốc!

Bất ngờ ghi lại được khoảnh khắc "bóng ma" đi bên cạnh mình trên núi
Một người đàn ông đã ghi lại khoảnh khắc phát hiện một "bóng ma" đi bên cạnh mình trên núi.

Bề mặt Trái đất thay đổi thế nào trong 100 triệu năm qua?
Để chứng minh bề mặt Trái đất thường xuyên dịch chuyển, các nhà khoa học ở Đại học Sydney lập mô hình sự thay đổi của cảnh quan Trái đất trong 100 triệu năm qua.

Chiêm ngưỡng những loại kim cương đắt giá nhất hành tinh
Những loại kim cương đắt giá nhất hành tinh được liệt kê trong bài viết này thậm chí có loại dường như trở nên vô giá.
