Tốc độ "khủng khiếp" của rồng Komodo khi truy đuổi con mồi
Trong họ nhà thằn lằn, rồng Komodo cũng là loài có tốc độ nhanh nhất lên tới 20km/h khi chạy.
Là loài thằn lằn lớn nhất trên thế giới hiện nay, một con rồng Komodo trưởng thành có độ dài trung bình từ 2 - 3m và có thể nặng tới xấp xỉ 100kg. Rồng Komodo có đầy đủ tố chất để trở thành một những thợ săn thiện chiến bậc nhất trong thế giới tự nhiên.
Rồng Komodo được các nhà khoa học phương Tây tìm thấy lần đầu tiên từ năm 1910. Vì quá ấn tượng với vẻ ngoài dữ tợn của chúng, các nhà làm phim đã lấy hình tượng của loài động vật này để xây dựng nhân vật phản diện trong bộ phim King Kong nổi tiếng.
Rồng Komodo là những thợ săn hung dữ.
Vì các đặc điểm sinh học chỉ cho phép Komodo sinh sống tại Indonesia, nên chúng ta không thể tìm loài động vật quý giá này ở bất cứ nơi nào trên Trái đất. Theo nghiên cứu, rồng Komodo có quan hệ mật thiết với loài khủng long đã tuyệt chủng cách đây hàng triệu năm.
Rồng Komodo là những thợ săn hung dữ đến mức chúng có thể ăn những con mồi rất lớn, chẳng hạn như trâu nước lớn, hươu, nai, lợn và thậm chí cả con người. Chúng cũng có thể ăn những con rồng đồng loại nhỏ hơn. Hàm của con vật này khỏe tới mức nhai được cả xương con mồi và dạ dày thì dễ dàng "phình" ra để chứa thức ăn bằng 80% trọng lượng cơ thể của nó.
Tuy nhiên cách thức săn mồi của rồng Komodo mới là điều khiến các nhà nghiên cứu phải tranh cãi. Trong hàng thập kỷ trước, các nhà khoa học tin rằng những vết cắn của rồng Komodo sẽ khiến con mồi phải gục ngã vì nhiễm trùng bởi chất bẩn và vi khuẩn chứa trong nước bọt của kẻ đi săn.
Phải cho đến tận năm 2005 điều bí ấn này mới được giải mã. Thì ra cũng giống như họ hàng thằn lằn của nó, rồng Komodo cũng sở hữu nọc độc riêng của nó.
Chất độc này sẽ ngăn chặn không cho con mồi còn khả năng đông máu, gây tê liệt thần kinh khiến con mồi nhanh chóng mất máu và shock rồi chết. Điều này giúp rồng Komodo không cần mất công truy đuổi nhiều, vừa giảm rủi ro và cũng vừa đỡ tốn thể lực.
Một đoạn clip được quay tại khu bảo tồn động vật hoang dã Indonesia đã cho người xem phần nào hình dung được khả năng săn mồi đáng sợ của rồng Komodo.
Vì được xem như loài quốc thú của Indonesia nên Chính phủ nước này đã thành lập Công viên quốc gia Komodo vào năm 1980 với mục đích bảo tồn. Trong đoạn clip, có thể thấy một chú nai ngơ ngác đang tận hưởng cuộc sống vô cùng thư thái mà không hề biết rằng nguy hiểm đang kề cận. Bất ngờ, rồng Komodo tăng tốc, lao thẳng về phía trước với những bước chân thoăn thoắt. Lúc này, con nai mới biết đến sự xuất hiện của kẻ săn mồi rồi xoay xở chạy trốn.

Những cặp mắt dị thường của động vật (II)
Những tổ chức sinh vật khác nhau tiến hóa để quan sát thế giới theo cách khác nhau, với cấu tạo mắt tối ưu hóa cho các kiểu tồn tại đa dạng.

Những cặp mắt dị thường nhất của động vật (I)
Theo các nhà khoa học, mắt của động vật tiến hóa cách đây khoảng 540 triệu năm như là cơ quan phát hiện ánh sáng giản đơn.

Thực hư loài rắn cắn 1 phát phải đi tìm quả chuối chín để ăn vì sau chỉ được... cúng chuối xanh!
Đây là loài rắn rất đa dạng và phân bố rất nhiều ở Việt Nam nước ta, vậy danh tính của chúng là gì và có thật sự nguy hiểm hay không?

Khoa học vừa có phát hiện bất ngờ về bộ phận sinh dục của rắn cái
Năm 2022 quả là 1 năm đáng nhớ cho những phát hiện lớn về cơ quan sinh dục ở giống cái, kể cả ở động vật và con người.

Bí ẩn về loài giun Ecuador, dù là giun đất nhưng lại to bằng con rắn
Phát hiện về loài giun này là một bước đột phá khoa học quan trọng và kể từ đó nó đã thu hút nhiều sự quan tâm và thảo luận trong cộng đồng khoa học.

Hổ với sư tử - kẻ săn mồi nào mạnh hơn?
Hổ khỏe hơn và săn mồi độc lập tốt hơn, nhưng sư tử nhanh nhẹn hơn và có tỷ lệ săn mồi thành công cao hơn nhờ đi theo bầy.
