Top 10 vũ khí cổ xưa vẫn gây "rợn tóc gáy" cho đến ngày nay

Bất kể xảy ra vào năm 500 trước Công nguyên hay hiện nay, chiến tranh luôn tàn khốc - nhà bị thiêu rụi, người bị tàn sát, những chiến binh bị tổn hại về thể chất và tinh thần… Dưới đây là những vũ khí tàn bạo có thể gây thương tích cho cả những chiến binh cổ đại gan lì nhất.

Top 10 vũ khí cổ xưa vẫn gây rợn tóc gáy cho đến ngày nay
Kiếm Pata
được sử dụng ở Ấn Độ vào thế kỷ 17 và 18. Lưỡi kiếm được gắn vào một chiếc găng tay bằng kim loại và dài từ 25-110 cm. Pata được sử dụng để cắt, đâm chứ không phải để chém, rất hiệu quả khi chống lại kỵ binh. Các chiến binh sử dụng pata chiến đấu cũng được trang bị khiên, rìu hoặc ngọn lao.

Top 10 vũ khí cổ xưa vẫn gây rợn tóc gáy cho đến ngày nay
Urumi hay kiếm lá
có nguồn gốc ở Tây Nam Ấn Độ vào khoảng năm 300 trước Công nguyên. Đó là vũ khí cổ đại kỳ lạ nhất từng được phát minh. Kiếm urumi có thể có tới 32 lưỡi thép mỏng, dẻo, linh hoạt. Mỗi lưỡi dài 120-167 cm. Vũ khí này không chỉ nguy hiểm đối với đối thủ mà còn đối với người sử dụng nó. Kiếm urumi không gây chết người như những lưỡi kiếm thường, nhưng cũng gây ra những vết thương nghiêm trọng. Loại vũ khí này rất hiệu quả khi phòng thủ, đặc biệt là chống lại nhiều đối thủ. Các chiến binh phải mất nhiều năm huấn luyện để sử dụng nó một cách an toàn. Những chiến binh được huấn luyện tốt có thể sử dụng hai urumis cùng một lúc.

Top 10 vũ khí cổ xưa vẫn gây rợn tóc gáy cho đến ngày nay
Haladie
là một con dao hai lưỡi cong được gắn vào cùng một tay cầm của người Ấn Độ. Mỗi lưỡi dài 22cm. Một số haladie có một lưỡi thứ ba gắn vào một bên của tay cầm. Haladie được sử dụng để đâm đối thủ. Đó là vũ khí của lớp chiến binh cổ đại Ấn Độ.

Top 10 vũ khí cổ xưa vẫn gây rợn tóc gáy cho đến ngày nay
Các chiến binh Ấn Độ cổ đại đã sử dụng Vành thép Chakram (luân xa) từ thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên trở đi. Những vũ khí hình tròn bằng thép này có cạnh ngoài được mài sắc và đường kính từ 12-30 cm. Với luân xa, người da đỏ có thể liệng trúng mục tiêu cách xa hơn 100m. Luân xa có thể cắt đứt cánh tay của đối thủ hoặc cắt cổ họ.

Top 10 vũ khí cổ xưa vẫn gây rợn tóc gáy cho đến ngày nay
Zhua hay còn gọi là móng vuốt bay
được người Trung Quốc cổ đại phát minh vào thế kỷ thứ 6 sau Công nguyên. Móng sắt được gắn vào một sợi dây hoặc dây xích, có tầm với 15m. Một số móng vuốt có một cơ cấu lò xo giúp móng vuốt bám và xé toạc da thịt của đối thủ.

Top 10 vũ khí cổ xưa vẫn gây rợn tóc gáy cho đến ngày nay
Kéo La Mã
. Kéo là một loại vũ khí của các đấu sĩ La Mã, bao gồm một ống thép đeo ở cẳng tay, có gắn lưỡi kiếm hình bán nguyệt, được mài sắc ở cả hai phái trước và sau. Vũ khí được sử dụng để chặn các đòn đánh của đối thủ và sau đó phản công nhanh. Cú va chạm nhẹ nhất của kéo La Mã cũng có thể gây ra một vết thương nghiêm trọng.

Top 10 vũ khí cổ xưa vẫn gây rợn tóc gáy cho đến ngày nay
Mambele là một loại dao găm cong
dùng để phi, có nguồn gốc từ Trung Phi. Dao dài 55cm và có bốn lưỡi, có thể gây ra những vết thương khác nhau. Trong cận chiến, các chiến binh châu Phi sử dụng mambele như dao găm, nhưng chủ yếu là nó được ném vào kẻ thù ở khoảng cách 9m.

Top 10 vũ khí cổ xưa vẫn gây rợn tóc gáy cho đến ngày nay
Katana
là một thanh kiếm huyền thoại của Nhật Bản dài 60-80 cm, có thể đâm qua cơ thể người như một con dao làm bếp xuyên qua lớp bơ ấm. Katana là vũ khí cắt tốt nhất trong lịch sử quân sự thế giới. Những thanh kiếm katana đầu tiên được rèn vào thế kỷ 13.

Top 10 vũ khí cổ xưa vẫn gây rợn tóc gáy cho đến ngày nay
Macuahuitl
là một thanh kiếm của người Aztec, được phát minh vào thế kỷ thứ 10. Dài 1m và rộng 75mm, về cơ bản, nó là một cây gậy bằng gỗ có gắn các lưỡi kiếm obsidian dài khoảng 3 cm. Macuahuitl là vũ khí cận chiến tiêu chuẩn được sử dụng bởi các chiến binh Aztec Eagle và Jaguar. Obsidian cắt cơ thể người tốt hơn dao phẫu thuật. Điều thú vị là nó được sử dụng để đánh bại chứ không phải để giết đối thủ. Người Aztec cần tù nhân cho nghi lễ hiến tế của họ.

Top 10 vũ khí cổ xưa vẫn gây rợn tóc gáy cho đến ngày nay
Một chiếc rìu có thể đốn hạ cây cối, rất đơn giản và rẻ tiền để làm. Đó là một phần của cuộc sống hàng ngày của những người nông dân thời trung cổ. Tuy nhiên, đến tay người Viking, công cụ này lại trở thành một thứ vũ khí đáng gờm, trở nên phổ biến ở châu Âu vào thế kỷ thứ 10. Rìu Dane có trục dài 1,2 m và được sử dụng bằng cả hai tay. Người Viking tàn phá chiến trường bằng những vũ khí đơn giản đến tàn bạo này. Họ có thể dễ dàng chặt đầu đối thủ chỉ bằng một lần ra đòn.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Thứ từng bị vứt bỏ làm đồ ăn cho lợn thành đặc sản được nhà giàu săn đón

Thứ từng bị vứt bỏ làm đồ ăn cho lợn thành đặc sản được nhà giàu săn đón

Vào thế kỷ 19, thứ thực phẩm này từng bị vứt bỏ hoặc lấy làm thức ăn cho lợn, thì đến nay đã nâng tầm thành đặc sản xa xỉ phẩm dành cho giới nhà giàu.

Đăng ngày: 04/02/2022
Lời dự báo của các nhà tiên tri trong năm 2022 hé lộ đại dịch kết thúc?

Lời dự báo của các nhà tiên tri trong năm 2022 hé lộ đại dịch kết thúc?

Dato Anthony Cheng, nhà tiên tri người Malaysia dự đoán về một năm 2022 " lưỡng cực tốt - xấu", khi đại dịch có thể chấm dứt và đời sống, kinh tế dần khôi phục trở lại.

Đăng ngày: 02/02/2022
Tìm thấy thảm họa cổ xưa, kẻ

Tìm thấy thảm họa cổ xưa, kẻ "đập nát Trái đất" 9.200 năm trước bị nhốt trong băng

Sâu bên dưới lớp băng giá vĩnh cửu ở Greenland và Nam Cực, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy dấu vết của một thảm họa cổ xưa, được mô tả là từng đập nát Trái Đất.

Đăng ngày: 01/02/2022
Truyền thuyết về hổ trong 12 con giáp của Trung Quốc

Truyền thuyết về hổ trong 12 con giáp của Trung Quốc

China Culture đã kể lại truyền thuyết về sự xuất hiện của con hổ trong 12 con giáp của Trung Quốc dưới đây.

Đăng ngày: 31/01/2022
Ghi chép về sét hòn giáng xuống Anh 800 năm trước

Ghi chép về sét hòn giáng xuống Anh 800 năm trước

Ghi chép của một thầy tu về hiện tượng bí ẩn ven sông Thames năm 1195 có thể là bản mô tả cổ xưa nhất về sét hòn tại Anh.

Đăng ngày: 31/01/2022
Hồ lớn nhất thế giới: Biển Caspi, thực sự nó là

Hồ lớn nhất thế giới: Biển Caspi, thực sự nó là "biển" hay "hồ"?

Azerbaijan, Iran, Kazakhstan, Nga và Turkmenistan, những quốc gia bao quanh Caspi, tuy nhiên họ lại không thể thống nhất về việc định nghĩa đây là hồ hay biển.

Đăng ngày: 30/01/2022
Trái đất đang bị 2 thiên thể bóp méo, làm nứt vỏ

Trái đất đang bị 2 thiên thể bóp méo, làm nứt vỏ

Vỏ Trái đất gồm nhiều mảnh, liên tục di chuyển, nứt gãy, trượt lên nhau... mà tác động từ các dòng chảy sâu trong lõi nóng chảy dường như không đủ để giải thích

Đăng ngày: 30/01/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News