Thiên hà chứa Trái đất bị thủng: Thủ phạm gây rùng mình!

Các nhà khoa học phát hiện ra rằng có những điểm trong thiên hà Milky Way (Ngân Hà) của chúng ta trông như những lỗ sâu đục, những đường hầm dài và mảnh.

Nghiên cứu vừa công bố trên Astronomy & Astrophysics cho hay các lỗ thủng bí ẩn và khổng lồ ấy có thể chính là dấu tích của các siêu tân tinh, những "dấu ấn ma quỷ" có thể giúp ghi lại lịch sử của thiên hà chứa Trái đất và các vì sao của nó.


Bản đồ hydro nguyên tử trung tính trong thiên hà Milky Way - (Ảnh: HI4PI)

Siêu tân tinh là vụ nổ cuối đời của các vì sao. Khi một ngôi sao như Mặt trời của chúng ta già đi, nó sẽ dần cạn năng lượng, tiếp theo là phình to lần cuối khi hấp hối, tức biến thành sao khổng lồ đỏ. Sau đó, ngôi sao sẽ sụp đổ thành dạng "thây ma" là sao lùn trắng, một vật thể chỉ cỡ Trái đất nhưng vẫn nặng như Mặt trời.

Sau một thời gian, sao lùn trắng tiếp tục sụp đổ lần nữa: Bùng nổ rực rỡ trong một sự kiện là siêu tân tinh, giải phóng nhiều nguyên tố, bao gồm các nguyên tố hiếm. Vật chất từ các siêu tân tinh này có thể tiếp tục tái sinh trong các hệ sao khác.

Nhưng trước hết, siêu tân tinh để lại những khoảng trống rất lâu sau khi nó bùng nổ.

Đây là một phát hiện tình cờ từ cuộc nghiên cứu về hydro nguyên tử trung tính tràn qua thiên hà chứa Trái đất, mang tên HI4PI, được dẫn đầu bởi tiến sĩ Juan Diego Soler từ Viện Vật lý Thiên văn Quốc gia Ý (INAF).

Hydro trung tính là vật liệu cơ bản trong những đám mây vật chất khuếch tán, nơi các hệ sao non trẻ có thể ra đời, và cũng là thứ mà các siêu tân tinh trả lại rất nhiều khi chúng bùng nổ và ngôi sao già chết đi, dưới dạng những "sợi tóc" mịn bằng khí, rỗng ruột, có sợi dài đến 33.000 năm ánh sáng.

Các phát hiện này có thể tạo tiền đề cho các tàu thăm dò tương lai với sứ mệnh tái tạo lịch sử của thiên hà chứa Trái đất và cách thức nó tiến hóa cho đến ngày nay. Hơn hết, nghiên cứu còn chỉ ra nguyên lý "sự sống bắt đầu từ cái chết" trong vũ trụ.

"Sự liên kết của các siêu tân tinh rất hiệu quả trong việc duy trì sự hỗn loạn và nâng khí trong một đĩa phân tầng. Việc tìm thấy các cấu trúc dạng sợi này trong hydro nguyên tử là một bước quan trọng trong việc tìm hiểu quá trình chịu trách nhiệm cho sự hình thành sao quy mô thiên hà" - Sicence Alert dẫn lời nhà thiên văn Patrick Hennebelle từ Trung tâm Nghiên cứu hạt nhân Saclay - Pháp, thành viên nhóm nghiên cứu.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kính viễn vọng James Webb chuẩn bị dọ thám 2

Kính viễn vọng James Webb chuẩn bị dọ thám 2 "siêu Trái đất" kỳ lạ

Kính viễn vọng không gian James Webb sẽ khám phá những thế giới mới ở một mức độ chi tiết chưa từng có trước đây.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Phát hiện thêm

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người

Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Đăng ngày: 08/05/2025
Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Đăng ngày: 07/05/2025
Hành tinh

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống

Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Đăng ngày: 07/05/2025
Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?

Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?

Con người thường thấy Mặt Trời màu vàng nhưng thực chất, ngôi sao này phát ra ánh sáng mạnh nhất màu xanh.

Đăng ngày: 04/05/2025
Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Đăng ngày: 03/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News