Top 4 loại thực phẩm cần tránh khi vừa khỏi Covid-19
Những loại thực phẩm này được chuyên gia cảnh báo có thể gây hại cho sức khoẻ người vừa khỏi Covid-19.
Tuỳ vào đề kháng và cơ địa, cùng với tác dụng của vắc xin mũi 3, người mắc Covid-19 (F0) hiện nay phần lớn có thời gian khỏi bệnh nhanh hơn. Tuy nhiên những triệu chứng hậu Covid-19 vẫn gây ảnh hưởng lâu dài sau khi hết virus, ảnh hưởng tới thể trạng và tinh thần người bệnh. Có thể giảm sự ảnh hưởng cũng như nâng cao sức đề kháng hậu Covid-19 ngay từ chế độ ăn uống. Trong đó, có những loại thực phẩm nên tránh tiêu thụ trong giai đoạn cơ thể vừa khỏi bệnh, các cơ quan chức năng còn nhạy cảm.
Tổng hợp từ các chuyên gia, Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế, sau đây là những loại thực phẩm cần hạn chế hậu Covid-19. Thông tin mang tính chất tham khảo:
1. Cà phê, bò húc, trà xanh, trà sữa (các loại thực phẩm chứa nhiều cafein) - Những loại đồ uống này có thể làm tăng nhịp tim, tăng biểu hiện hồi hộp, lo lắng, bồn chồn, tim đập nhanh, mất ngủ…
Cần hạn chế ăn mặn và các loại thực phẩm có nhiều muối.
2. Hạn chế ăn mặn và các loại thực phẩm có nhiều muối như giò, chả, xúc xích, đồ hộp, đồ biển, đồ khô, các thực phẩm muối chua…
3. Nội tạng động vật, óc - Những loại thực phẩm này chứa nhiều cholesterol xấu làm tăng huyết áp, ảnh hưởng tim mạch.
4. Đồ uống có ga, đặc biệt là không nên uống trong bữa ăn - Chúng kích thích các phản ứng miễn dịch viêm làm tăng nguy cơ mắc các dạng bệnh nặng.

Phát hiện thêm nhiều các ca nhiễm biến thể lai "Deltacron" tại Mỹ và châu Âu
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ít nhất 17 trường hợp nhiễm phiên bản virus SARS-CoV-2 được lai giữa gene của Delta và Omicron tại Mỹ và châu Âu.

F0 khỏi bệnh, tại sao vẫn ho dai dẳng tưởng chừng "bay cả lồng ngực"?
Nhiều người bệnh sau khi âm tính với SARS-CoV-2 vẫn tiếp tục ho, thậm chí dai dẳng và dữ dội hơn.

Bác sĩ hướng dẫn F0 ở nhà tập thở phục hồi phổi
F0 thể nhẹ và trung bình, không triệu chứng hoặc người đã trị khỏi hoàn toàn Covid-19, nên áp dụng bài tập phục hồi chức năng phổi. Bài tập này cũng có ích rèn luyện phổi với người không mắc Covid-19.

Test nhanh vạch T đậm hay mờ có thể hiện Covid-19 nặng hay nhẹ?
Người dân thắc mắc, test nhanh vạch T xuất hiện đậm hay mờ có thể hiện mức độ bệnh nặng hay nhẹ?

Cách chữa sổ mũi, ngạt mũi do Covid-19
Nên uống nhiều nước ấm, trà thảo dược để làm thông mũi, loãng chất nhầy giúp xì mũi dễ hơn; xông hơi hoặc tắm nước ấm, súc miệng bằng nước muối.

Điều không nên làm trong vòng 30 phút trước khi test nhanh Covid-19
Chuyên gia khuyến cáo mọi người không nên ăn uống ít nhất 30 phút trước khi làm xét nghiệm để tránh sai lệch kết quả.
