Top 4 loại thực phẩm giảm tình trạng tích nước cơ thể
Để cải thiện tình trạng tích nước, bạn nên hạn chế ăn mặn, tăng cường thực phẩm giàu kali, magie như chuối, chocolate đen, các loại rau lá xanh.
1. Caffein
Caffein có nhiều trong cà phê, cacao, một số loại trà...
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tính lợi tiểu có trong caffein. Ngoài cà phê, chất này cũng có trong trà xanh, trà đen. Bởi vậy, khi uống cà phê, bạn có xu hướng đi tiểu với tần suất dày đặc hơn, nhờ đó giảm tình trạng tích nước. Tuy nhiên, sau đó bạn cũng cần uống nhiều nước lọc để cân bằng lại độ ẩm, điện giải cho cơ thể.
2. Thực phẩm giàu kali
Natri liên kết với nước trong cơ thể và giúp duy trì sự cân bằng của chất lỏng cả bên trong và bên ngoài tế bào. Nếu bạn có thói quen ăn mặn, nạp nhiều natri, cơ thể bạn sẽ có xu hướng giữ nước nhiều hơn. Muốn bài tiết natri để giảm phù nề, bạn nên bổ sung nhiều kali vào thực đơn, giúp cân bằng chất lỏng trong cơ thể và giảm khả năng giữ nước. Thực phẩm giàu kali có thể kể đến như chuối, kiwi, cà chua, rau chân vịt.
3. Thực phẩm giàu magie
Magie liên quan đến hơn 300 phản ứng enzyme trong cơ thể giúp duy trì ổn định các hoạt động đồng thời hạn chế tình trạng tích nước, phù nề. Nguồn cung cấp magie tốt bao gồm các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, chocolate đen, rau lá xanh...
4. Vitamin B6
Vitamin B6 giúp cân bằng lượng chất lỏng trong cơ thể.
Vitamin B6 là một loại vitamin tan trong nước, có thể điều chỉnh cân bằng chất lỏng trong cơ thể, giúp giảm phù nề hiệu quả. Thực phẩm giàu vitamin B6 có thể thêm vào chế độ ăn hàng ngày là thịt gà, hải sản, đậu phụ...
Ngoài việc bổ sung 4 loại thực phẩm kể trên, chuyên gia cũng nhắc nhở nên tránh tiêu thụ thường xuyên thực phẩm chế biến sẵn do chúng chứa nhiều natri. Đồng thời, bạn nên xây dựng thói quen ăn nhạt để tránh phù nề cũng như ngăn ngừa các bệnh liên quan đến huyết áp.

Giá trị dinh dưỡng của măng và ngộ độc măng
Măng là một thức ăn được nhân dân ta dùng rất phổ biến. Tuy vậy khi ăn măng tươi chúng ta cần chú ý đề phòng ngộ độc vì trong măng có một chất độc gọi là glucozit sinh acid xyanhydric. Khi gặp men tiêu hoá trong dạ dày, gặp chất chua, glucozit bị thu

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc
Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?
Từ "ruồi bay" đến "đom đóm mắt", những hiện tượng này dù quen nhưng bạn đã biết nguyên nhân của chúng chưa?

Cách nhận biết bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư
Thông tin bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư đang khiến người tiêu dùng hoang mang. Ái ngại hơn, mặt hàng này nhan nhản ở thị trường Việt.

Top 8 thực phẩm không nên ăn cùng tôm để tránh gây rắc rối cho sức khỏe
Tôm ít chất béo và protein cao gấp từ vài lần đến vài chục lần so với thịt, cá, trứng và các sản phẩm từ sữa. Tôm tốt là vậy, nhưng trong cuộc sống, chúng ta phải chú ý đừng ăn tôm với 8 thứ cấm kị này.

Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu
Mỗi một nhóm máu lại mang những đặc trưng riêng, kết cấu của mạch máu có thể bị phá vỡ nếu truyền không đúng nhóm máu tương thích.
