Top 7 cách đuổi muỗi tự nhiên trong mùa hè

Bạn có thể đã vứt những thứ này vì không biết chúng có khả năng đuổi muỗi hiệu quả mà an toàn.

Mọi người thường dùng thuốc xịt để đuổi muỗi. Tuy nhiên, cách làm này sẽ gây ra mùi khó chịu và có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe con người.

Có thể tham khảo 7 phương pháp tự nhiên dưới đây giúp bạn thoát khỏi muỗi đốt.

1. Bã cà phê hun khói đuổi muỗi

Bã cà phê được nhiều người tận dụng vì khi đốt lên có mùi rất kỵ với muỗi. Hơn nữa, nó lại không chứa chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Đổ bột cà phê vào tờ giấy bạc hoặc lon nước rỗng rồi đốt, đặt tại các góc nhà, gầm giường... Nếu diện tích nhà rộng bạn có thể dùng 3-4 chén bột cà phê để đốt. Khi đốt cần mở cửa để nhà luôn thông thoáng. Cũng có thể để chén bã cà phê ngoài vườn để đốt.

Top 7 cách đuổi muỗi tự nhiên trong mùa hè
Đốt bã cà phê có khả năng đuổi muỗi hiệu quả. (Ảnh: aboluowang).

Lưu ý: Bã cà phê khi đốt không tạo ra ngọn lửa nên khi sử dụng cần chú ý an toàn, tránh tai nạn hoặc hỏa hoạn.

2. Làm hương muỗi từ vỏ bưởi

Vỏ bưởi sau khi phơi khô có thể dùng làm hương muỗi tự nhiên.

Cách làm: Vỏ bưởi cắt xoắn ốc cho vào lò nướng để sấy khô. Nướng 4-5 lần, mỗi lần hai phút, đến khi vỏ bưởi khô hoàn toàn là có thể sử dụng. Hoặc có thể phơi vỏ bưởi dưới ánh nắng mặt trời, nhưng quy trình này sẽ mất nhiều thời gian hơn.

Buộc dây thừng vào một đầu của vỏ bưởi khô rồi treo lên, sau đó đốt cháy đầu còn lại. Vỏ bưởi đốt đặt ở cửa ra vào, cửa sổ hay các lỗ thông hơi khác. Chú ý không đặt trong không gian kín, dễ gây ngạt.

3. Trồng cây chống muỗi

Mùa hè, bạn có thể trồng một số cây chống muỗi trong sân, ban công hoặc cửa sổ vừa tận hưởng hương thơm của hoa cỏ vừa ngăn ngừa muỗi xâm nhập.

Các loại cây có tác dụng đuổi muỗi gồm: bạc hà, hương thảo, hoa oải hương, rau mùi, sả, hoa hướng dương...

4. Sử dụng tinh dầu thực vật chống muỗi

Một số loại tinh dầu có tác dụng rất tốt trong việc đuổi muỗi như: tinh dầu khuynh diệp chanh, tinh dầu oải hương, bạc hà, tinh dầu tràm và sả.

Ngoại trừ tinh dầu hoa oải hương không thể bôi trực tiếp lên da, phải được pha loãng trước khi sử dụng, các loại tinh dầu khác có thể thoa lên da, dùng với máy xông hoặc máy khuếch tán để không gian trong nhà thơm tho, lọc không khí và đuổi muỗi.

Cách làm thuốc xịt muỗi tự nhiên từ tinh dầu: Tinh dầu sả chanh 6 giọt, tinh dầu hướng dương 3 giọt, tinh dầu hoa oải hương 3 giọt, rượu 5 ml, nước cất 45 ml và bình xịt. Nhỏ lượng tinh dầu đã chuẩn bị vào bình xịt, sau đó đổ rượu và cuối cùng là thêm nước cất. Dung dịch này phun trực tiếp lên da hoặc quần áo trước khi ra ngoài để đạt được hiệu quả chống muỗi cao nhất.

5. Gói thuốc đông y đuổi muỗi

Bạn cũng có thể tự làm túi đuổi muỗi mang theo bên mình, gồm những nguyên liệu sau: đinh hương, ngải diệp, bạch chỉ, tô diệp, bạc hà, thạch xương bồ, rau mùi và kim ngân hoa mỗi vị 10 gr. Nghiền nát hỗn hợp trên rồi cho vào túi vải nhỏ.

Những dược liệu này không chỉ có tác dụng đuổi muỗi, mà còn giúp người sử dụng luôn tỉnh táo. Lưu ý là phụ nữ mang thai và những người dị ứng với những thành phần trên không nên sử dụng.

6. Tự chế bẫy bắt muỗi

Bẫy bắt muỗi hoạt động theo nguyên lý: Men nở (hay baking soda) khi được trộn với nước đường sẽ sản xuất ra khí CO2. Muỗi định vị đối tượng đốt bằng lượng khí CO2 mà người hay con vật thở ra. Do đó, muỗi sẽ bị hút vào bẫy do lượng CO2 mà bẫy sản xuất ra, sau đó bị kẹt trong bẫy và không bay ra được.

Để làm bẫy này cần chuẩn bị: một chai nhựa loại 1,5 lít; 50 gr đường nâu; 5 gr men nở (hoặc baking soda); nước ấm và giấy báo.

Top 7 cách đuổi muỗi tự nhiên trong mùa hè
Bẫy bắt muỗi.

Cắt 1/3 chai nước, cho 200 ml nước ấm và 50 gr đường vào khuấy đều. Tiếp theo chờ nước nguội cho thêm 5 gr men nở hoặc baking soda vào, rồi úp phần miệng chai xuống và dán băng keo lại. Cuối cùng bọc giấy báo xung quanh chai và để trong góc tối để nhử muỗi.

7. Đuổi muỗi bằng dầu gió

  • Cách 1: Bôi dầu trực tiếp lên da, mùi hương của dầu gió sẽ làm muỗi né xa bạn.
  • Cách 2: Nếu không muốn bôi trực tiếp lên da, hãy mở nắp và để lọ dầu gió ở góc thoáng. Mùi hương của dầu gió lan tỏa sẽ khiến muỗi né xa.
  • Cách 3: Bôi một ít dầu gió lên cánh quạt. Cánh quạt sẽ giúp mùi hương của dầu gió lan tỏa ra khắp nhà.

Ngoài ra còn có những cách đuổi muỗi bằng vợt điện, quạt đuổi muỗi hoặc dùng màn.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Chiêm ngưỡng thiên đường bươm bướm lớn nhất thế giới tại Vân Nam, Trung Quốc

Chiêm ngưỡng thiên đường bươm bướm lớn nhất thế giới tại Vân Nam, Trung Quốc

Khu vực có nguồn tài nguyên bướm phong phú nhất trên thế giới, được mệnh danh là " thiên đường của các loài bướm” với hơn 150 triệu con đang sinh sống.

Đăng ngày: 20/06/2022
Cận cảnh vi khuẩn từ tính trú ngụ tại nơi sâu nhất của đại dương

Cận cảnh vi khuẩn từ tính trú ngụ tại nơi sâu nhất của đại dương

Năm 2018, Yang Hao - một nghiên cứu sinh đang tìm kiếm bụi vũ trụ trong trầm tích đáy biển thu thập từ Rãnh Mariana.

Đăng ngày: 18/06/2022

"Vũ khí" hấp thụ âm thanh giúp bướm đêm chống lại dơi

Vảy trên cánh giúp bướm đêm chống lại khả năng định vị bằng tiếng vang, tạo cảm hứng cho các chuyên gia phát triển vật liệu giảm ồn mỏng nhẹ.

Đăng ngày: 16/06/2022
Phát hiện chấn động về chặng đường tiến hóa biến thực vật thành cây ăn thịt

Phát hiện chấn động về chặng đường tiến hóa biến thực vật thành cây ăn thịt

Vào cuối thế kỷ 19, những câu chuyện hư cấu về loài cây " sát thủ" bắt đầu khiến người dân ở nhiều nơi bàn tán.

Đăng ngày: 14/06/2022
Loại virus hiếm gây tử vong gần 100% bất ngờ

Loại virus hiếm gây tử vong gần 100% bất ngờ "tái xuất"

Virus Borna thường được cho là rất hiếm khi lây nhiễm sang người. Số ca bệnh ghi nhận đến nay là dưới 100 nhưng đa số đều tử vong.

Đăng ngày: 13/06/2022
Phát hiện ấu trùng tò vò ăn thịt anh chị em cùng mẹ

Phát hiện ấu trùng tò vò ăn thịt anh chị em cùng mẹ

Khi bị mẹ nhốt chung vào cùng không gian chật hẹp, những con ấu trùng Isodontia harmandi sẵn sàng ăn thịt anh chị của mình.

Đăng ngày: 11/06/2022
Con rệp giường nguy hiểm như thế nào?

Con rệp giường nguy hiểm như thế nào?

Rệp giường là một trong số những loài sinh sôi nhanh và hút máu khủng khiếp nhất, gây ngứa rát, nổi mẩn đỏ khắp cơ thể, đặc biệt phía sau lưng.

Đăng ngày: 10/06/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News