Top động vật lạ độc đáng sợ, chỉ ước không có trên Trái đất
Những động vật lạ độc này lần lượt được con người tìm thấy, có loài nhìn bộ dạng của nó khiến người ta cảm thấy ám ảnh ghê sợ, chỉ ước không tồn tại trên Trái đất.
Một trong những động vật lạ độc đó là rết rồng màu hồng. Hầu hết các động vật nhiều chân con người nhìn sẽ thấy một chút kinh tởm. Nhưng chúng không phải là những mối đe dọa khủng khiếp, ngoại trừ loài rết rồng màu hồng. Nó lần đầu được phát hiện vào năm 2007, và sẽ rất tệ nếu đến gần làn da của bạn. Rết rồng màu hồng là một sinh vật rất mạnh và nguy hiểm, nó có những tuyến có thể tạo ra chất độc xyanua (cyanide) để tự vệ. Sẽ rất nguy hiểm nếu con người hay bất cứ loài vật nào bị trúng chất độc của nó.
Loài dơi với chiếc lưỡi dài nhất thế giới. Dơi là loài đáng sợ, đặc biệt là loài dơi Anoura fistulata, được phát hiện vào năm 2005. Bình thường loài này không có gì đáng sợ nhưng khi nó mở miệng, chiếc lưỡi dài của nó trông rất tệ. Chiếc lưỡi của loài dơi này dài hơn cả cơ thể của nó. Dơi Anoura fistulata có lưỡi dài nhất so với các loài động vật có vú trên Trái đất. Chiếc lưỡi của dơi Anoura fistulata có chiều dài lên tới 8,5 cm và điều đó không có chút hấp dẫn nào.
Loài tôm hùm mới phát hiện có tên khoa học là Dinochelus ausubeli được phát hiện ngoài khơi bờ biển của Philippines có bộ móng vuốt khủng khiếp. Bộ móng vuốt khổng lồ của nó giống như được trang bị cho những kẻ giết người máu lạnh. Vì loài tôm hùm này hoàn toàn mù, nó sử dụng móng vuốt dài để tiếp cận và lấy con mồi, có thể bắt được con mồi ở gần và xa. Nhìn bộ dạng của nó khiến người ta cảm thấy ám ảnh và ghê sợ.
Sâu mực. Các nhà khoa học phát hiện ra loài động vật kỳ lạ này ở độ sâu 2,8km dưới biển Celebes thuộc tây Thái Bình Dương, trông nó có ngoại hình kỳ quái, không biết xếp loài động vật này vào nhóm sâu hay nhóm mực, bởi chúng có lông trên các chân để bơi và có xúc tu trên đầu. Khám phá về sâu mực thật là sai lầm, nhất là khi ta nhìn vào ngoại hình kỳ quái của nó. Một loạt các xúc tu vô dụng và cả xoăn tít. Các xúc tu chỉ thực hiện cho một mục đích giúp hít thở sâu.
Ong bắp cày Megalara garuda là một loài ong bắp cày mới vừa được tìm thấy tại dãy núi Mekongga phía đông nam đảo Sulawesi của Indonesia vào năm 2011. Đây là loài ong to lớn nhất trong họ nhà ong có chiều dài 3,3 cm với cái hàm có kích thước to lớn so với tỷ lệ cơ thể, khi phần hàm mở ra thì nó còn dài hơn cả chân trước. Hàm to lớn của loài ong này vừa có tác dụng tự vệ vừa giúp ong đực dễ dàng ôm ong cái trong lúc giao phối. Kích cỡ kềnh càng và tính chất hung bạo, loài ong bắp cày này được ví như rồng Komodo trong thế giới ong.

Loài chim lạ xấu như sứ giả địa ngục: Mắt to như quỷ, mồm rộng như hố bom
Với tài ngụy trang hoàn hảo và ngoại hình xấu xí, chim potoo thường được gọi là "sứ giả địa ngục".

Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt
Thú mỏ vịt là một loài động vật có vú bán thủy sinh đặc hữu miền đông Úc, bao gồm cả Tasmania. Cùng với bốn loài thú lông nhím, nó là một trong năm loài thú đơn huyệt còn tồn tại.

Tư thế đuôi tiết lộ tâm trạng của mèo
Đuôi mèo dựng thẳng thể hiện sự tự tin, trong khi đuôi cong như dấu hỏi là biểu hiện của sự thân thiện, còn xù đuôi có nghĩa sợ hãi.

Phát hiện "giác quan thứ 6" ở chuột
Các nhà khoa học đã phát hiện thấy "giác quan thứ 6" có thể nhận biết ánh sáng mà không cần thị giác. Nhóm các nhà khoa học thuộc trường đại học Duke ở North Carolina (Mỹ) đã tiến hành nghiên cứu với 6 con chuột.

Lý giải được tại sao loài chuột lang nước không bị mắc ung thư
Các nhà khoa học vừa lý giải được cách thức mà loài chuột lang nước với kích thước lớn của cơ thể giảm thiểu được nguy cơ ung thư.

Loài ngựa lùn độc nhất thế giới
Ngựa lùn Shetland chỉ cao bằng một đứa trẻ nhưng có sức kéo bằng một con bò và là loài ngựa thông minh nhất hiện nay. Chúng được người dân Scltlan coi như linh vật quốc gia.
