Trai 'của quý' được cứu

Loài geoduck, vẫn được gọi là trai "của quý" hay trai vòi voi Mỹ đã thoát "nạn diệt chủng", sau khi các nhà lập pháp địa phương nới rộng địa bàn sinh sống cho chúng.

Tên gọi geoduck có xuất xứ từ ngôn ngữ người da đỏ ở Bắc Mỹ phát âm là gweduc, có nghĩa là đào sâu, có thể hiểu là khai thác dưới sâu.

Loài trai có hình thù kỳ lạ

Đây là loài trai nước mặn cỡ lớn, chỉ sống ở bờ biển Thái Bình Dương của Canada, Mỹ và vùng Đông Nam Alaska.

Trai 'của quý' được cứu

Geoduck còn được gọi là trai "của quý" hay trai vòi voi.

Loài này có vỏ chỉ dài khoảng từ 15 đến 20 cm nhưng khi vươn ra có thể lớn hơn hàng mét. Nặng trung bình hơn 1 kg, geoduck là một trong những sinh vật sống dai nhất trong thế giới động vật, tuổi thọ trung bình 146 năm, thậm chí có khi lên đến 160 năm. Giống như cách tính tuổi thọ cây bằng vòng thân cây, tuổi thọ của geoduck có thể tính bằng số vòng quanh vòi của nó.

Được cứu vì mang lại siêu lợi nhuận

Theo đạo luật được ký từ năm 1895, việc nuôi trồng, đánh bắt các loài loài giáp xác tại những vùng biển chịu ảnh hưởng của triều cường rộng gần 47.000 mẫu ở hạt Mason, bang Michigan, Mỹ, bị cấm để phục vụ hoạt động sản xuất công nghiệp. Do đó, diện tích nuôi trồng các loài tôm, cua... và cả geoduck bị giới hạn và khiến chúng có nguy cơ biến mất khỏi vùng biển nơi đây.

Trai 'của quý' được cứu

Geoduck trở là một trong những biểu tượng của cư dân địa phương.

Tuy nhiên, vào đầu thập niên 1970, Cơ quan phụ trách Nguồn lực Thiên nhiên bang Michigan mới đấu tranh đòi biển để nuôi geoduck trong một kế hoạch xây dựng 2,6 triệu mẫu vùng biển phục vụ cho nghiên cứu, bảo tồn và nuôi trồng thủy hải sản. Vì đây là loài mang lại nguồn lợi kinh tế lớn.

Brett Bishop, một ngư dân địa phuơng cho biết, ông đã đầu tư 7 triệu USD cho loài geoduck. Mức đầu tư này không thấm vào đâu so với lợi nhuận mà các ngư dân thu được. Theo thống kê của bang Michigan, mỗi năm địa phương này đánh bắt được khoảng 3 triệu tấn geoduck và thu về khoản lợi nhuận kếch xù: 73,5 triệu USD.

Trai 'của quý' được cứu

Geoduck thường trốn dưới cát biển ở độ sâu khoảng một mét, con người rất mất công để chui xuống bắt nó. Đây chính là nguồn gốc tên gọi của loài này.

Thế giới ẩm thực bắt đầu khám phá geoduck từ năm 1970, giống như vi cá và mật gấu, geoduck có chứa 16 axit-amin, được đánh giá cao bởi các thuộc tính dinh dưỡng đặc biệt và được xem như một loại thực phẩm “một người khỏe, hai người vui”.

Trai 'của quý' được cứu

Geoduck là món rất được ưa chuộng ở Trung Quốc.

Mặc dù, chủ yếu được đánh bắt ở vùng Đông Bắc Thái Bình Dương, nhưng nơi tiêu thụ lượng lớn geoduck là ở Đông Á. Trung Quốc là nước đi đầu tiêu thụ loài hải sản này. Ở chợ Hồng Kông, giá của mỗi con geoduck trưởng thành vào khoảng 60 USD.

Trai 'của quý' được cứu

Giá một suất ăn nguyên con geoduck có thể lên tới 200 - 300 USD.

Nhiều người lý giải sự ưa chuộng của cư dân vùng này với món geoduck là do tâm lý "ăn gì bổ nấy". Geoduck được chế biến thành nhiều món ngon có thể nhắm với rượu làm từ gạo giấm, hoặc chế thành một dạng sushi hay sashimi kiểu Nhật.

Dưới đây là một số hình ảnh về loài động vật độc đáo này:

Trai 'của quý' được cứu

Geoduck có hình dạng rất ấn tượng.

Trai 'của quý' được cứu

Vòi của con geoduck trưởng thành có thể dài hàng mét.

Trai 'của quý' được cứu 

Trứng của geoduck nở trên một thân cây mục, một con geoduck có thể sản sinh 5 tỷ trứng trong đời.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Dự án Ecobrick: tái chế nhựa làm gạch xây nhà, giải pháp hiệu quả bậc nhất thời điểm hiện tại

Dự án Ecobrick: tái chế nhựa làm gạch xây nhà, giải pháp hiệu quả bậc nhất thời điểm hiện tại

Một cách tuyệt vời để tái chế thứ rác thải nhựa độc hại, khó phân hủy. Dưới hình dạng những viên gạch ecobrick, ta bắt chúng tiếp tục phục vụ cuộc sống cho tới cuối vòng đời của nhựa thì thôi!

Đăng ngày: 22/07/2018
Tại sao bão thường theo hướng Tây -Tây Bắc?

Tại sao bão thường theo hướng Tây -Tây Bắc?

Dự báo hướng di chuyển của bão cũng giống như dự báo tốc độ di chuyển được xác định là hướng di chuyển trung bình (hướng chủ đạo) của cơn bão trong thời hạn 12h hoặc 24h.

Đăng ngày: 21/07/2018
Vết nứt lan rộng tại siêu núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới - các chuyên gia nói gì?

Vết nứt lan rộng tại siêu núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới - các chuyên gia nói gì?

Mới đây, nhân viên tại Công viên quốc gia Grand Teton của Mỹ đã phải tạm thời đóng cửa một số khu vực, khi các vết nứt trên mặt đất ngày càng xuất hiện nhiều hơn.

Đăng ngày: 20/07/2018
Đừng thờ ơ trước biến đổi khí hậu, nó sẽ khiến bạn mất kết nối internet trong tương lai gần

Đừng thờ ơ trước biến đổi khí hậu, nó sẽ khiến bạn mất kết nối internet trong tương lai gần

Ngày nay, internet dần trở thành yếu tố quan trọng trong cuộc sống con người, thậm chí, nó còn là nhu cầu thiết yếu giống như đồ ăn, thức uống vậy.

Đăng ngày: 19/07/2018
Mùa bão 2018: Bão dịch chuyển bất thường, cần đề phòng những vùng

Mùa bão 2018: Bão dịch chuyển bất thường, cần đề phòng những vùng "ít nhạy cảm"

Khu vực miền Trung luôn được ví là “rốn bão”, còn miền Nam lại hiếm khi có bão. Tuy nhiên, xu hướng bão đang có sự dịch chuyển dần về phía Nam và xuất hiện ở những vùng ít khi có bão.

Đăng ngày: 19/07/2018
Bão Sơn Tinh suy yếu thành áp thấp, Bắc Trung Bộ mưa lớn

Bão Sơn Tinh suy yếu thành áp thấp, Bắc Trung Bộ mưa lớn

Đêm 18/7, bão đã đổ bộ vào đất liền, vùng tâm bão khu vực ven biển các tỉnh Nghệ An, Thanh Hoá gió mạnh cấp 7.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News