Trái đất bất ngờ quay chậm lại sau cú tăng tốc năm 2020
Theo Time and Date, dựa trên đo đạc mới nhất từ Viện Tiêu chuẩn và công nghệ Quốc gia (NIST - Mỹ), nửa đầu năm 2021 thời gian vẫn trôi khá nhanh tuy nhiên đã chậm hơn "năm quay cuồng" 2020, mỗi ngày dài hơn ngày trung bình năm 2020 khoảng 0,39 mili giây. Từ ngày 1-7 đến 30-9, vòng quay của Trái đất có hơi tăng tốc lại nhưng ngày vẫn dài hơn 0,05 mili giây so với năm 2020.
Trái đất nhìn từ vũ trụ - (Ảnh: NASA).
Với tốc độ này, một "giây nhảy vọt âm" có thể phải thêm vào đồng hồ nguyên tử - thứ đang quyết định thời gian chuẩn của thế giới, cùng như mọi loại đồng hồ khác trên toàn cầu vào khoảng 10 năm sau. Quyết định cuối cùng sẽ thuộc về Dịch vụ Vòng quay Trái đất và các hệ thống tham chiếu (IERS, trụ sở tại Paris, Pháp).
Theo Live Science, lần cuối cùng cơ quan này quyết định thay đổi đồng hồ là sự kiện thêm vào một giây nhuận dương lúc 23 giờ 59 phút 59 giây năm 2016.
Nhưng cũng có thể 10 năm sau giây nhuận vẫn không được thêm vào vì Trái đất quay chậm lại - điều hoàn toàn có thể xảy ra với hành tinh thường xuyên thay đổi tốc độ của chúng ta.
Trước đó, vào năm 2020, IERS đã phát hiện Trái đất đang quay nhanh lên khiến 1 ngày hiện không còn đủ 24 giờ. Ngày ngắn nhất là 19-7-2020, thiếu mất 1,4602 giây và đã tính toán tới một "giây nhuận âm", tức bớt đi một giây trong đồng hồ nguyên tử.
Theo các nghiên cứu trên thế giới, hiện tượng Trái đất quay nhanh lên có thể liên quan tới biến đổi khí hậu. Khi sông băng tan chảy, sự phân bố lại khối lượng làm dịch chuyển hành tinh, khiến nó quay nhanh hơn trên trục của chính mình.

Hình ảnh hiếm hoi ghi lại cảnh sao Mộc bị một tiểu hành tinh va vào
Ngày 15/10 vừa qua, những người theo dõi bầu trời ở Nhật Bản đã quan sát thấy một tia chớp trong bầu khí quyển ở bán cầu Bắc có thể do một tiểu hành tinh

Khám phá kinh ngạc về các vụ phun trào hố đen vũ trụ
Một nghiên cứu mới cho thấy các bong bóng khí do các hố đen vũ trụ phóng ra lan rộng trên khoảng cách rộng lớn của không gian giữa các thiên hà và ảnh hưởng đến sự hình thành sao.

Ngày tận thế kinh hoàng của một hành tinh giống Trái đất
Một hành tinh giống Trái đất vừa được tìm thấy ở vùng không gian cách 95 năm ánh sáng, vừa trải qua ngày tận thế cách đây 200.000 năm.

Phóng lao phá thiên thạch - kế hoạch bảo vệ Trái đất mới?
Một nhóm các nhà nghiên cứu muốn bảo vệ Trái đất khỏi viễn cảnh bị thiên thạch phá hủy bằng cách sử dụng phương pháp phóng lao.

Thế giới giống địa cầu hiện ra trong bản đồ ngoài hành tinh
Sự giống nhau đến kinh ngạc của địa hình Trái đất và mặt trăng Titan của sao Thổ đã tạo nền tảng cho các nhà thiên văn trong việc lập bản đồ sông ngòi trên thế giới ngoài hành tinh này.

Sao lùn trắng hồi sinh nhờ "ăn thịt" bạn đồng hành
Các nhà thiên văn học tìm thấy bằng chứng đầu tiên về một ngôi sao lùn trắng đang sống lại nhờ 'ăn thịt' ngôi sao đồng hành.
