Trái đất cách đây 500 triệu năm từng nóng hơn ta nghĩ
Theo nghiên cứu mới về khí hậu trong quá khứ, nhiệt độ trung bình của bề mặt Trái đất 500 triệu năm trước nóng hơn nhiều so với ngày nay.
Trong thời kỳ động vật và thực vật trên cạn tiến hóa này, nhiệt độ trung bình toàn cầu dao động quanh mức 24°C và đôi khi lên tới 36°C. Điều này so với nhiệt độ hiện tại chỉ ở mức khoảng 14°C-15°C.
Emily Judd, thuộc Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Smithsonian ở Washington DC, cho biết nghiên cứu mới của họ chỉ ra rằng nhiệt độ trong những giai đoạn khí hậu nhà kính (giàu nồng độ CO2) có thể còn ấm hơn so với các nghiên cứu trước đó.
Hình ảnh mô phỏng Kỷ Phấn Trắng. (Ảnh: MasPix).
Cụ thể, trong những thời kỳ nóng nhất, nhiệt độ trung bình ở vùng nhiệt đới có thể lên tới 42°C, khiến một số vùng đất trở nên quá nóng để thực vật và động vật có thể tồn tại. Thậm chí, các vùng cực trong thời kỳ này cũng có nhiệt độ trung bình vượt quá 20°C, cao hơn nhiều so với hiện nay.
Judd nói: “Trong nửa tỷ năm qua, có thể đã có những khoảng thời gian mà một số khu vực không thể ở được, hoặc có mức độ đa dạng sinh học rất thấp, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái và sự sống trên Trái đất vào thời điểm đó”.
Nhóm của bà cũng đã phát hiện ra một mối liên hệ chặt chẽ giữa nồng độ carbon dioxide (CO2) trong khí quyển và nhiệt độ trung bình toàn cầu. Trong một khoảng thời gian dài, nhóm đã kỳ vọng rằng mối quan hệ này sẽ yếu đi do các yếu tố, như ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu lại cho thấy sự tương quan giữa CO2 và nhiệt độ vẫn rất mạnh.
“Điều này thật đáng ngạc nhiên”, Judd nói. “Điều đó ngụ ý rằng nồng độ carbon dioxide trong khí quyển thậm chí còn đóng vai trò lớn hơn trong việc điều hòa khí hậu Trái đất, khác với suy nghĩ trước đây”.
Các chuyên gia từ lâu đã biết rằng trong hầu hết 500 triệu năm qua - khoảng thời gian được gọi là Đại nguyên sinh - Trái đất nóng hơn hiện tại và không có bất kỳ tảng băng lớn nào.
Judd nhấn mạnh rằng việc khí hậu từng nóng hơn nhiều so với hiện tại không có nghĩa là con người không cần lo lắng về biến đổi khí hậu. Điều quan trọng là tốc độ thay đổi.
Trong quá khứ, các giai đoạn biến đổi khí hậu với tốc độ nhanh chóng đã dẫn đến sự tuyệt chủng hàng loạt vì các loài sinh vật không thể thích nghi kịp thời. Tốc độ ấm lên hiện nay thậm chí còn nhanh hơn so với những giai đoạn đó.
Hiện tại, sự nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu khiến con người đang đối mặt với các thách thức lớn như nguồn nước cạn kiệt, bão mạnh và thường xuyên hơn, mực nước biển dâng cao và giảm diện tích đất có thể sinh sống và canh tác.

Kỳ lạ chiếc tủ lạnh hoành tráng thời cổ đại
Chắc hẳn nhiều người cho rằng tủ lạnh là thành tựu khoa học của thế kỷ 20. Ít người biết rằng tủ lạnh đã có từ thời cổ đại, từ năm 400 trước Công nguyên.

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà
Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.

Món đồ cổ duy nhất trên thế giới không thể làm giả hay phục chế, độ linh diệu sánh ngang "thượng thần"
'Di vật mồ côi' không thể làm giả, công nghệ hiện đại cũng khó phục chế, đến nay vẫn chưa ai có thể hiểu được bí ẩn mô hình kết cấu của nó.

Khủng long làm "chuyện ấy" như thế nào?
Loài vật này có trọng lượng lên tới hàng chục tấn, dài hàng chục mét. Với kích thước lớn như vậy, chúng sẽ làm "chuyện ấy" như thế nào?

Mộ cổ cháu gái Hoàng hậu Trung Hoa và bí ẩn 4 chữ "người mở sẽ chết" trên nắp quan tài
Tây An được xem là một trong những nơi lưu giữ cổ vật nổi tiếng của Trung Quốc qua nhiều triều đại.

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?
Người Aztec, người Maya và người Ai Cập cổ thuộc ba nền văn minh rất khác nhau nhưng lại cùng chung một biểu tượng: các kim tự tháp. Tuy nhiên, trong ba nền văn minh cổ đại này, những chuẩn mực về thiết kế kim tự tháp do người Ai Cập đặt ra được phần lớn mọi người công nhận là kiểu kim tự t
