Trái đất có Nhật thực, tại sao sao Thủy, sao Kim không có?

Đối với các hành tinh trong Hệ Mặt trời, điều kiện quan trọng nhất để xảy ra Nhật thực là phải có vệ tinh, sao Thủy và sao Kim không có vệ tinh nên không có hiện tượng này.

Hiện tượng Nhật thực

Nhật thực xảy ra khi Mặt trăng nằm giữa Trái đất và Mặt trời và 3 thiên thể này nằm thẳng hàng với nhau. Tùy thuộc vào mức độ che khuất của Mặt trăng, các hiện tượng Nhật thực khác nhau được tạo ra, chẳng hạn như: Nhật thực toàn phần, Nhật thực một phần và Nhật thực hình khuyên.


Hiện tượng Nhật thực. (Ảnh: Sohu).

  • Nhật thực toàn phần tức là Mặt trăng nằm giữa Mặt trời và Trái đất, lúc này Mặt trăng tương đối gần Trái đất nên Mặt trăng chắn hoàn toàn Mặt trời nên chúng ta không thể nhận được bức xạ của Mặt trời xuống Trái đất.
  • Nhật thực một phần đề cập đến hiện tượng thiên văn xảy ra khi Mặt trăng nằm giữa Mặt trời và Trái đất, chặn một phần ánh sáng của Mặt trời xuống Trái đất.
  • Nhật thực hình khuyên xảy ra khi Mặt trời và Mặt trăng nằm chính xác trên một đường thẳng, nhưng kích cỡ biểu kiến của Mặt trăng nhỏ hơn kích cỡ biểu kiến của Mặt trời. Vì thế Mặt trời vẫn hiện ra như một vòng đai rực rỡ bao quanh Mặt trăng.

Mặt phẳng quỹ đạo của Mặt trăng và của Trái đất mỗi năm cắt nhau tại các điểm nút lên và nút xuống của quỹ đạo. Vì vậy, một năm có thể quan sát ít nhất 2 lần nhật thực và nhiều nhất là 5 lần.

Các hành tinh khác có thể nhìn thấy Nhật thực hay không?

Câu trả lời là có. Miễn là vệ tinh của các hành tinh này đủ lớn để chặn hoặc che đĩa Mặt trời, và nằm trên cùng mặt phẳng với Mặt trời thì chúng sẽ chuyển động xung quanh các hành tinh. Nói cách khác, khi các vệ tinh của một hành tinh và Mặt trời được sắp xếp trên cùng một mặt phẳng, và vệ tinh đi qua giữa hành tinh và Mặt trời, thì hành tinh đó sẽ xuất hiện hiện tượng Nhật thực.

Do đó, để có hiện tượng nhật thực toàn phần, điều kiện cần nhất là hành tinh đó phải có vệ tinh. Do đó, không có khả năng xảy ra Nhật thực đối với sao Thủy và sao Kim, vì hai hành tinh này không có vệ tinh.


Trên sao Hỏa, Nhật thực diễn ra rất thường xuyên.

Sao Hoả có 2 Mặt trăng nhỏ là Phobos và Deimos, nhưng do hai vệ tinh này quá nhỏ nên không có Nhật thực toàn phần trên sao Hỏa mà chỉ có Nhật thực một phần. Và trên sao Hỏa, Nhật thực diễn ra rất thường xuyên, điều này có liên quan đến tốc độ quay của vệ tinh.

Ngoài ra, các hành tinh thể khí như sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương và sao Hải Vương đều có vệ tinh và có thể che phủ bề mặt nhìn thấy của Mặt trời nên những hành tinh này sẽ tạo ra Nhật thực toàn phần. Tuy nhiên, do chúng là hành tinh khí nên chúng ta gần như không thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Sao Mộc có 67 vệ tinh, và một trong số đó là vệ tinh lớn nhất trong Hệ Mặt trời, khi vệ tinh này nằm trên cùng mặt phẳng với Mặt trời thì sẽ có nhật thực toàn phần trên sao Mộc, và cả hành tinh sẽ rơi vào bóng tối.

Trái đất có thể là nơi thích hợp nhất để quan sát Nhật thực trong Hệ Mặt trời, vì vệ tinh Mặt trăng của chúng ta có kích thước vừa phải và vị trí của nó so với Trái đất và Mặt trời hoàn toàn phù hợp. Mặt trăng lớn hơn Mặt trời ở nơi gần Trái đất và có thể che khuất hoàn toàn Mặt trời. Do đó, khi Mặt trăng dần đi ngang qua Mặt trời, lớp vỏ bên ngoài của Mặt trời bị che đi, nhưng chúng ta vẫn có thể nhìn thấy tầng thượng khí quyển của Mặt trời.

Tuy nhiên, một số nhà khoa học cho rằng Mặt trăng, vệ tinh tự nhiên của Trái đất, đang dần rời xa Trái đất, do đó, vào một ngày nào đó trong tương lai rất xa, Mặt trăng có thể không còn che được toàn bộ Mặt trời, và Nhật thực toàn phần sẽ không xuất hiện trên Trái đất nữa.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao gà tây là món truyền thống của lễ Tạ Ơn?

Vì sao gà tây là món truyền thống của lễ Tạ Ơn?

Hình ảnh một con gà tây quay vàng ruộm trên bàn ăn đã trở thành biểu tượng của lễ Tạ Ơn. Đằng sau món ăn này là những câu chuyện thú vị.

Đăng ngày: 16/02/2025
Tại sao chim có thể làm rơi máy bay

Tại sao chim có thể làm rơi máy bay

Là những cỗ máy nặng hàng chục tấn và làm từ những vật liệu siêu bền, nhưng máy bay lại có thể gặp vấn đề khi đối diện với những chú chim nhỏ bé.

Đăng ngày: 13/02/2025
Vì sao con thiêu thân thích

Vì sao con thiêu thân thích "đâm đầu" vào ánh sáng?

Dù là ánh sáng của lửa, của bóng đèn hay từ ti vi, điện thoại, những con thiêu thân cũng không ngần ngại mà lao thẳng vào.

Đăng ngày: 05/02/2025
Vì sao trên ban thờ ngày Tết bắt buộc phải có mâm ngũ quả?

Vì sao trên ban thờ ngày Tết bắt buộc phải có mâm ngũ quả?

Mâm ngũ quả trên ban thờ ngày Tết không chỉ có tác dụng trang trí mà còn ẩn chứa rất nhiều ý nghĩa tâm linh quan trọng trong truyền thống dân tộc ta.

Đăng ngày: 03/02/2025
Vì sao khi ngủ chúng ta lại không nghe được?

Vì sao khi ngủ chúng ta lại không nghe được?

Trong khi ngủ, cơ thể chúng ta tự bảo mình không quan tâm đến các tiếng động, chuyển động và mùi ở xung quanh để khỏi bị thức giấc. Quyết định này do não điều khiển.

Đăng ngày: 29/01/2025
Vì sao đàn ông lại đeo cà vạt với áo sơ mi?

Vì sao đàn ông lại đeo cà vạt với áo sơ mi?

Không phải ngẫu nhiên mà sơ mi lại được đi cùng với cà vạt để tạo ra vẻ ngoài chỉn chu sáng ngời cho các quý ông.

Đăng ngày: 19/01/2025
Tại sao ngỗng có thể canh nhà thay chó?

Tại sao ngỗng có thể canh nhà thay chó?

Ở châu Âu, châu Phi và Tây Á thì ngỗng nhà được thuần hóa từ ngỗng xám còn ở Đông Á là giống ngỗng thiên nga.

Đăng ngày: 30/12/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News