Trái đất có thể lâm nguy vào năm 2182
Các nhà khoa học cảnh báo một thiên thạch khổng lồ có thể lao trúng địa cầu sau 172 năm nữa.
Hình minh họa thiên thạch đâm vào trái đất. Ảnh: mopo.ca.
Christian Science Monitor đưa tin thiên thạch nói trên được đặt tên 1999 QR36. Bằng các mô hình toán học, các chuyên gia của Đại học Valladolid tại Tây Ban Nha và Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) tính được rằng xác suất va chạm với trái đất trước năm 2200 của nó là 1/1.000. Khả năng lớn nhất là nó sẽ lao trúng hành tinh xanh vào ngày 24/9/2182.
Thiên thạch 1999 QR36 được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1999. Chiều ngang lớn nhất của nó lớn hơn 560 m. Nếu một thiên thạch có kích thước như vậy va chạm với địa cầu, nó sẽ tạo nên một hố có chiều rộng vài km và phá hủy mọi thứ trong khu vực có bán kính vài trăm mét xung quanh. Trong trường hợp xấu nhất cú va chạm có thể gây tuyệt chủng hàng loạt đối với nhiều loài sinh vật.
Các nhà khoa học quốc tế tính toán rằng, nếu con người muốn nó không đâm trúng trái đất, mọi nỗ lực của chúng ta phải thực hiện trước thời điểm va chạm ít nhất 100 năm.
Hiện tại 1999 QR36 đang ở phía sau mặt trời. Chúng ta chỉ có thể quan sát nó vào mùa xuân năm sau. Thiên thạch mất 14 tháng để di chuyển xung quanh mặt trời.
Theo Time, giới khoa học từng vạch ra nhiều biện pháp để đối phó với những thiên thạch có khả năng va vào trái đất. Nếu thiên thạch được tạo nên bởi băng, con người có thể dùng các tấm gương khổng lồ để phản chiếu ánh sáng mặt trời lên thiên thạch khiến nó tan chảy. Một cách khác là bắn tên lửa trúng thiên thạch để thay đổi quỹ đạo của chúng. Người ta cũng có thể phóng tàu vũ trụ tới gần thiên thạch để lực hấp dẫn giữa hai vật thể khiến quỹ đạo thiên thạch thay đổi.
1999 RQ36 là một thành viên trong nhóm Potentially Hazardous Asteroids (Những thiên thạch có khả năng gây nguy hiểm) do quỹ đạo của chúng gần trái đất. Trước đó giới khoa học từng cảnh báo một tiểu hành tinh có tên Apophis - có chiều ngang chừng 300 m - có khả năng đâm trúng trái đất vào năm 2029 hoặc 2036. Tuy nhiên, xác suất va chạm rất nhỏ, chỉ khoảng 1/250.000.
NASA đã tính tới việc chế tạo một tên lửa hạt nhân để phá huỷ hoặc làm thay đổi đáng kể quỹ đạo của tiểu hành tinh Apophis.

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết
Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ
Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!
Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời
Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử
Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.
