Trái Đất không phải là trung tâm vũ trụ

Vị trí của Trái Đất chỉ là một phần không đáng kể của vũ trụ, bất chấp những lý thuyết gần đây xô đổ nền tảng của vũ trụ học hiện đại, theo một nhóm nghiên cứu của Đại học British Columbia.

Cuốn sách On the Revolutions of the Heavenly Spheres của nhà thiên văn học người Ba Lan, Nicolaus Copernicus, năm 1543, đã thay đổi quan niệm từ Trái Đất là trung tâm vũ trụ sang Trái Đất chỉ là một hành tinh quay quanh mặt trời. Kể từ đó, nhiều thế hệ các nhà thiên văn học đã mở rộng ý tưởng này và hình thành nên Học thuyết Copenic, cho rằng Trái Đất của chúng ta trong vũ trụ chỉ là một hành tinh hoàn toàn bình thường. Mặc dù Học thuyết Copenic đã trở thành nền tảng của vũ trụ học hiện đại, việc tìm kiếm bằng chứng rằng Trái Đất là một phần không hề đặc biệt trong Vũ Trụ tỏ ra khá khó khăn.

Năm 1998, những nghiên cứu về những vụ nổ trong vũ trụ gọi là “type Ia supernovae" cho thấy sự mở rộng của vũ trụ đang tăng nhanh, với nguyên nhân từ lực đẩy của một nguồn “năng lượng tối” bí ẩn. Tuy nhiên, một số nhà khoa học đã đưa ra một học thuyết khác. Họ nhận định rằng Trái Đất nằm gần trung tâm của “bong bóng” không lồ hầu hết không chứa vật chất, và đi ngược lại Học thuyết Copenic. Trong trường hợp đó, trọng lực sẽ tạo ra ảo ảnh của sự mở rộng nhanh chóng, tương tự như tác động của năng lượng tối lên những quan sát siêu tân tinh.

Vị trí của Trái Đất chỉ là một phần không đáng kể của vũ trụ. (Ảnh: NASA)


Hiện một số phân tích và mô hình tiên tiến do Jim Zibin và Adam Moss cùng giáo sư thiên văn học Douglas Scott cho thấy rằng “lý thuyết trống” này không hoàn toàn đáng tin cậy.

Các nhà nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ vệ tinh thăm dò Wilkinson Microwave Anisotropy, bao gồm thành viên của UBC và nhóm quốc tế của nó, cũng như dữ liệu từ nhiều khảo sát và thiết bị mặt đất khác.

Zibin cho biết: “Chúng tôi thử lý thuyết trống với những dữ liệu mới nhất, bao gồm những đặc tính tinh vi của phóng xạ sóng vũ trụ cực ngắn – kểt quả của vụ nổ Big Bang – và nghiên cứu sự phân bố của vật chất trên quy mô lớn. Chúng tôi phát hiện rằng mô hình trống này không hoàn toàn giải thích sự kết hợp của những dữ liệu trên”.

Ngược lại, những tính toán của nhóm nghiên cứu càng củng cố quan điểm thông thường rằng một loại năng lượng tối bí ẩn chứa đầy trong vũ trụ và chịu trách nhiệm cho quá trình mở rộng của vũ trụ. Mô hình trống không tính toán đến dữ liệu mới, trong khi mô hình năng lượng tối thông thường lại tỏ ra hợp lý”.

Zibin cho biết: “Vì chúng ta chỉ có thể quan sát vũ trụ từ Trái Đất, rất khó để khẳng định liệu chúng ta có phải là một hành tinh đặc biệt hay không. Những chúng ta biết rằng vị trí của Trái Đất thông thường hơn rất nhiều so với năng lượng tối kỳ lạ trong vũ trụ”.

Tham khảo:
James P. Zibin, Adam Moss, and Douglas Scott. Can We Avoid Dark Energy? Phys. Rev. Lett, 101, 251303 (2008) DOI: 10.1103/PhysRevLett.101.251303

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Phát hiện thêm

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người

Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Đăng ngày: 08/05/2025
Hành tinh

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống

Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Đăng ngày: 07/05/2025
Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Đăng ngày: 03/05/2025
Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.

Đăng ngày: 01/05/2025
Vụ nổ Big Bang là gì?

Vụ nổ Big Bang là gì?

Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Đăng ngày: 28/04/2025
Những điều ít biết về các phi hành gia

Những điều ít biết về các phi hành gia

Cuộc sống bên ngoài không gian đem lại cho các nhà du hành vũ trụ những điều kì thú như ngắm mặt trời mọc 16 lần một ngày, cao nhanh hơn và không ngáy khi ngủ...

Đăng ngày: 27/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News