Trái đất "né" bao nhiêu tiểu hành tinh nguy hiểm mỗi năm?
Năm 2022, có 126 trường hợp tiểu hành tinh tiếp cận gần Trái đất trong khi từ đầu năm 2023 đến nay, giới khoa học ghi nhận 50 trường hợp.
NASA chia sẻ đồ họa ước tính có bao nhiêu tiểu hành tinh có thể đâm vào Trái đất mỗi năm, Live Science hôm 8/8 đưa tin. Trung bình mỗi năm một lần, một tiểu hành tinh 4m sẽ bay qua phạm vi 2.600km từ bề mặt của Trái đất. Vài nghìn kilomet là khoảng cách khá lớn đối với vật thể chỉ lớn cỡ vài mét, hầu hết tiểu hành tinh từng được báo chí nhắc đến đều bay qua ở khoảng cách lớn hơn nhiều. Các nhà thiên văn học xếp bất cứ thứ gì bay qua Trái đất gần hơn Mặt trăng (khoảng 30.000km) là "tiếp cận gần".
Có khoảng nửa tỷ tiểu hành tinh lớn quay quanh Mặt trời. (Ảnh: NASA).
Tiếp theo, NASA xem xét những tiểu hành tinh lớn với đường kính trên một kilomet. Mỗi vụ va chạm như vậy có thể đe dọa nền văn minh, xảy ra sau mỗi 500.000 năm. Chúng ta có thể trải qua hàng nghìn vụ tiểu hành tinh bay sượt qua (gần hơn Mặt trăng) trong khoảng thời gian đó. Một sự kiện như vậy sẽ xảy ra vào năm 2029, khi tiểu hành tinh 153814 (2001 WN5) sẽ bay qua Trái đất ở khoảng cách 248.700km.
Giới nghiên cứu ước tính khoảng 95% tiểu hành tinh lớn hơn một kilomet đã được phát hiện và họ thường xuyên quét bầu trời để tìm kiếm 5% còn còn lại. Khi tìm thấy tiểu hành tinh mới, các nhà thiên văn học sẽ tăng cường quan sát để đánh giá nguy cơ đối với Trái đất.
Trái đất thường xuyên trải qua những vụ va chạm với tiểu hành tinh nhỏ nhưng hiếm khi bị tiểu hành tinh lớn đâm phải. Trong hầu hết trường hợp, tiểu hành tinh nhỏ tan vỡ phần lớn khi lao qua khí quyển Trái đất, thậm chí không rơi xuống mặt đất. Chúng thường tạo ra quả cầu lửa ngoạn mục. Đa số chúng bốc cháy trong khí quyển.
Hiện nay, không vật thể nào có khả năng đâm vào địa cầu. Công nghệ đã tiến tới mốc con người có khả năng hành động nếu đối mặt với một tiểu hành tinh có nguy cơ va chạm cao. Gần đây, nhiệm vụ DART của NASA đâm một tàu vũ trụ vào tiểu hành tinh, làm thay đổi đường bay của nó.
Tiểu hành tinh là những khối đá còn sót lại từ quá trình hình thành Hệ Mặt trời. Khoảng nửa tỷ tiểu hành tinh có đường kính lớn hơn 4 m quay quanh Mặt trời, di chuyển qua Hệ Mặt trời ở tốc độ khoảng 30km/giây, tương đương tốc độ của Trái đất. Tiểu hành tinh đặt ra nhiều mối đe dọa với Trái đất. Cách đây khoảng 65 triệu năm, sự sống trên Trái đất bị xóa sổ do một vụ va chạm tiểu hành tinh, khiến phần lớn khủng long tuyệt chủng. Ngay cả một thiên thể 4 m di chuyển ở vận tốc 60km/h cũng rất nguy hiểm. Có nhiều tiểu hành tinh nhỏ hơn tiểu hành tinh lớn và chúng gây ít thiệt hại hơn nhiều.

Tìm hiểu các thành phần của vũ trụ
Đến nay, các nhà khoa học đã xác định vũ trụ bao gồm ba phần riêng biệt: Vật chất có thể quan sát và đo lường được. Hai thành phần lý thuyết khác được gọi là vật chất tối và năng lượng tối.

Phát hiện ngôi sao lạ trong vũ trụ, thách thức các giới hạn khoa học
Các nhà thiên văn học đã khám phá một vật thể trong vũ trụ, cho rằng đó là sao neutron, song một giả thuyết khác đã được đưa ra về ngôi sao lạ này.

Phát hiện hố Mặt trăng có nhiệt độ phù hợp cho người sống
Sử dụng dữ liệu từ tàu LRO, các chuyên gia NASA nhận thấy nhiệt độ trong hố trũng ở vùng Mare Tranquilitatis trên Mặt trăng chỉ khoảng 17 độ C.

NASA tiết lộ bầy robot "sứ giả" đi gặp sinh vật ngoài hành tinh
Giữ vững niềm tin về thế giới sự sống ẩn mình trong đại dương ngoài hành tinh của Enceladus hay Europa, NASA đã phát triển một bầy robot nhỏ bé, bơi lội giỏi để chuẩn bị cho các nhiệm vụ đặc biệt.

NASA chuẩn bị công bố hình ảnh sâu nhất từng chụp trong vũ trụ
Giám đốc Cơ quan Hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA) Bill Nelson ngày 29/6 cho biết cơ quan này sẽ công bố "hình ảnh sâu nhất về vũ trụ" do kính viễn vọng không gian James Webb chụp lại.

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử
Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.
