Trái Đất nóng lên khiến Nam Cực ngày càng phủ nhiều màu xanh hơn

Sắc xanh đang dần bao phủ rộng hơn trên bề mặt Nam Cực, điều chưa từng xảy ra tại vùng đất vốn quanh năm bị bao phủ bởi băng tuyết trắng này.

Điều bất thường này được cho là do ảnh hưởng của tình trạng ấm lên toàn cầu khiến băng tan nhanh hơn, nhường chỗ cho các loài cỏ cây sinh sôi nảy nở.

Khi nghiên cứu về các loài rêu trên khu vực trải dài 640km, các nhà khoa học phát hiện ra chúng phát triển với tốc độ ngày càng nhanh hơn trong vòng 50 năm qua.

Trái Đất nóng lên khiến Nam Cực ngày càng phủ nhiều màu xanh hơn
Băng tại lục địa Antarctica (Nam Cực) ngày 17/12/2016. (Nguồn: Kyodo/TTXVN).

Theo các nhà khoa học, các khu vực cực Nam và Bắc của Trái Đất ấm lên với tốc độ nhanh hơn so với những khu vực còn lại.

Bắc Cực nóng lên với tốc độ nhanh nhất và xếp ngay sau đó là Nam Cực với nhiệt độ tăng 0,5 độ C mỗi thập kỷ từ những năm 50 của thế kỷ trước.

Hiện cây cỏ sinh sôi trên khoảng 0,3% diện tích Nam Cực và nếu tình trạng Trái Đất ấm lên vẫn tiếp diễn với tốc độ như trong một nửa thế kỷ qua thì diện tích rêu bao phủ Nam Cực sẽ còn tăng nhanh trong tương lai.

Các nhà khoa học cũng cho biết nếu như trước đây họ chỉ thấy rêu mọc ở khu vực xa xôi phía Nam của Bán đảo Nam Cực, thì giờ đây họ đã tìm thấy rêu ở nhiều khu vực khác như đảo Elephant, đảo Ardley và đảo Green. Điều này cho thấy những thay đổi diễn ra với quy mô ngày càng mở rộng.

Việc rêu phát triển nhanh theo sự thay đổi của nhiệt độ cho thấy hệ sinh thái sẽ thay đổi nhanh theo tình trạng nóng lên toàn cầu. Trong tương lai, điều này sẽ dẫn tới những biến động lớn trong hệ sinh vật và cảnh sắc của những khu vực đặc trưng này.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Current Biology số ra ngày 18/5.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến. Điều này đồng nghĩa với việc tần số và năng lượng của ánh sáng tím là cao nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 13/06/2018
Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Nước biển được giữ lại trên Trái đất là nhờ lực hấp dẫn, Mặt trăng và Mặt trời cũng có lực hấp dẫn đối với trái đất. Đặc biệt, Mặt trăng hút một khối lượng nước trên bề mặt đại dương.

Đăng ngày: 25/03/2018
Giải mã Hà Nội mưa lạnh giữa mùa hè

Giải mã Hà Nội mưa lạnh giữa mùa hè

Theo chuyên gia, mưa lạnh, nhiệt độ xuống thấp giữa mùa hè như hai ngày nay là hiện tượng thời tiết hiếm gặp.

Đăng ngày: 20/05/2017
Hòn đảo hoang ô nhiễm nhất thế giới

Hòn đảo hoang ô nhiễm nhất thế giới

Một hòn đảo xa xôi ở Thái Bình Dương có mật độ rác thải nhựa trên bãi biển cao nhất thế giới với 17 tấn rác bao phủ mọi nơi.

Đăng ngày: 18/05/2017
Khu vực phía Bắc mưa bất chợt trong ngày, nhiệt độ không quá 28 độ C

Khu vực phía Bắc mưa bất chợt trong ngày, nhiệt độ không quá 28 độ C

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, ngày 18/5, hai hình thế là vùng hội tụ gió Tây Nam trên cao và gió Tây Nam tác động lên thời tiết của hai nửa đất nước.

Đăng ngày: 18/05/2017
Siêu núi lửa nguy hiểm nhất Trái đất có thể

Siêu núi lửa nguy hiểm nhất Trái đất có thể "nổ" sớm hơn dự định

500 năm trước, siêu núi lửa Campi Flegrei tại Italy đã bùng nổ,

Đăng ngày: 17/05/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News