Trái đất trúng "cầu lửa bóng tối" bắn ngược từ vũ trụ

Quả cầu lửa không bắn về phía Trái đất mà về phía ngược lại, nhưng nó quá mạnh tới nỗi sóng xung kích đã lan tỏa tới tận Trái đất và được xác định là nguyên nhân của một vụ mất sóng vô tuyến đột ngột gần đây.

Theo Science Alert, dữ liệu ngày 13-3 từ Đài quan sát Mặt trời và nhật quyển (SOHO) của ESA (Cơ quan Vũ trụ châu Âu) và NASA đã ghi lại một vụ phóng khối lượng đăng quang (CME) cực mạnh, hiện ra như một vầng mây sáng mở rộng với tốc độ cực cao - 2.127 km/giây.

Việc Mặt trời phun ra các CME - dạng cầu lửa vũ trụ bằng plasma - không có gì lạ, nhưng thông thường Trái đất chị bị ảnh hưởng khi các CME này hướng thẳng vào nó.


Vụ phóng CME hôm 13-3 - (Ảnh: SOHO/NASA/ESA).

CME này được tờ Space gọi là quả cầu "plasma bóng tối", bởi nó được bắn vào hướng ngược lại với Trái đất. Tuy nhiên vụ phun trào quá mạnh đến nỗi sóng xung kích của nó lan tỏa khắp không gian, dội vào cả hướng ngược lại và tạo ra một cơn bão địa từ cấp G2 tấn công Trái đất.

Sự kiện được cho là đã tạo ra cực quang và một vụ gián đoạn tín hiệu vô tuyến sóng ngắn được ghi nhận ở các nước Âu - Mỹ gần Bắc Cực hôm 15-3.

CME lần này được xếp vào loại R, rất hiếm, phát ra từ một vết đen Mặt trời ở phía kia của ngôi sao mẹ.


Tàu SOHO - (Ảnh: ESA)

Thủ phạm tiềm năng của sự kiện này là AR3234, một vết đen Mặt trời đã khuất tầm mắt theo góc nhìn từ Trái đất từ ngày 4-3, sau khi tuôn ra 49 quả pháo sáng cấp C, 12 quả pháo sáng cấp M và 1 quả cấp X (loại mạnh nhất), kèm theo nhiều CME, trong đó nhiều cái đã trúng Trái đất.

Theo NASA, tàu thăm dò Mặt trời khác của họ là Paker sẽ ở ngay tầm ngắm của vết đen AR3234, trong ngày 17-3 và có cơ hội thu thập dữ liệu kỹ càng hơn về họng súng vũ trụ hung dữ này. Sẽ mất một ít thời gian để dữ liệu ngày 17-3 của tàu được tải về Trái đất và phân tích.

Đài quan sát Động lực học Mặt trời (SDO) của NASA và Tàu quỹ đạo Mặt trời của Đài thiên văn Nam Âu (ESO) cũng sẽ cùng tham gia với hai tàu SOHO và Paker trong cuộc nghiên cứu này.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm 1994, loài người từng đối mặt với diệt vong nhưng thoát nạn nhờ vị

Năm 1994, loài người từng đối mặt với diệt vong nhưng thoát nạn nhờ vị "anh hùng bí ẩn" này

Theo các nhà khoa học, vị "anh hùng bí ẩn" này từng cứu Trái đất và loài người thoát khỏi những vụ va chạm nhiều lần chứ không chỉ có năm 1994.

Đăng ngày: 02/07/2025
Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Đăng ngày: 02/07/2025
Những bức ảnh hiếm hoi trên bề mặt Kim tinh

Những bức ảnh hiếm hoi trên bề mặt Kim tinh

Kim tinh có khí hậu khắc nghiệt, nên tàu vũ trụ chỉ tồn tại trong thời gian rất ngắn sau khi hạ cánh.

Đăng ngày: 02/07/2025
Đường thay đổi ngày quốc tế

Đường thay đổi ngày quốc tế

Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Đăng ngày: 30/06/2025
Phương pháp đo khoảng cách tới sao và thiên hà

Phương pháp đo khoảng cách tới sao và thiên hà

Việc nhìn một ngôi sao trên bầu trời, vốn chỉ hiện lên biểu kiến dưới dạng một chấm sáng nhỏ và ước tính khoảng cách của nó dường như rất mơ hồ.

Đăng ngày: 30/06/2025
Bản đồ trái đất và các hành tinh

Bản đồ trái đất và các hành tinh

Nếu bạn là người bắt đầu yêu thích môn thiên văn học thì việc nhận dạng vị trí, tên gọi, thông tin về các hành tinh trong vũ trụ không phải là điều dễ dàng.  Với Home Planet, bạn có thể dễ dàng biết được tất cả các th&ocirc

Đăng ngày: 29/06/2025
Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu

Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu

Tên đăng ký phải sử dụng từ 4 đến 16 ký tự La tinh và chưa từng được đặt cho bất cứ thiên thể nào khác.

Đăng ngày: 28/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News