Trái tim 3D giúp bác sĩ phẫu thuật thử trên bệnh thật

Dựa trên dữ liệu thực của người bệnh, trái tim 3D được thiết kế giúp bác sĩ thực hiện cuộc phẫu thuật “ảo” thay vì trên cơ thể người bệnh.

Mô hình 3D của trái tim được nhóm nghiên cứu Dassault Systèmes, thuộc Công ty 3D Experience thiết kế mô phỏng trên nền tảng 3D Experience với chi tiết kích thước và độ co bóp của trái tim bằng việc sử dụng hình ảnh thực từ chụp cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ của người bệnh cùng hiệu ứng Windkessel đo huyết áp động mạch và lượng máu trong tim. Trái tim 3D gồm 4 ngăn (gồm 2 tâm nhĩ, 2 tâm thất) và van tim, mô phỏng đa chiều hệ tim mạch, giúp bác sĩ hiểu rõ cơ thể người bệnh hoạt động, các biến dạng cơ học của tim như thế nào. Từ đó chẩn đoán tình trạng bệnh và đưa ra phương án điều trị phù hợp.


Nhờ mô hình này, bác sĩ có thể thực hiện những cuộc phẫu thuật "ảo" mà không ảnh hưởng tới tình trạng sức khỏe người bệnh.

Ông Jonathan Browns, kỹ sư hóa học tại Dassault Systèmes cho biết, cấu trúc tim mạch phức tạp khiến bác sĩ phẫu thuật gặp khó khăn trong việc phân tích tình trạng sức khỏe người bệnh. Hơn nữa, không thể tránh khỏi việc phát sinh những vấn đề không lường trước trong quá trình phẫu thuật mà bác sĩ và người bệnh sẽ gặp phải.

Nhờ mô hình này, bác sĩ có thể thực hiện những cuộc phẫu thuật "ảo" mà không ảnh hưởng tới tình trạng sức khỏe, giảm rủi ro cho người bệnh trong quá trình phẫu thuật. Mô hình này cũng được phát triển trong việc đào tạo và nghiên cứu các loại thuốc mới và dụng cụ y tế trong y học.

Tại sự kiện Khởi nghiệp Sáng tạo (Hanoi Innovation Summit 2019) tổ chức tại Hà Nội hôm 29/8, nhóm nghiên cứu đã giới thiệu dự án Living Heart Project của Dassault Systèmes và mong muốn đưa mô hình này vào lĩnh vực khoa học tim mạch tại Việt Nam. Trong tương lai, nhóm dự định kết hợp với một số bệnh viện lớn tại Hà Nội tổ chức các hội thảo chuyên đề về khoa học tim mạch cũng như làm thế nào để ứng dụng được mô hình này tại các bệnh viện Việt Nam.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Giá trị dinh dưỡng của măng và ngộ độc măng

Giá trị dinh dưỡng của măng và ngộ độc măng

Măng là một thức ăn được nhân dân ta dùng rất phổ biến. Tuy vậy khi ăn măng tươi chúng ta cần chú ý đề phòng ngộ độc vì trong măng có một chất độc gọi là glucozit sinh acid xyanhydric. Khi gặp men tiêu hoá trong dạ dày, gặp chất chua, glucozit bị thu

Đăng ngày: 10/04/2025
Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Đăng ngày: 06/04/2025
Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Từ "ruồi bay" đến "đom đóm mắt", những hiện tượng này dù quen nhưng bạn đã biết nguyên nhân của chúng chưa?

Đăng ngày: 06/04/2025
Cách nhận biết bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư

Cách nhận biết bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư

Thông tin bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư đang khiến người tiêu dùng hoang mang. Ái ngại hơn, mặt hàng này nhan nhản ở thị trường Việt.

Đăng ngày: 06/04/2025
Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Mỗi một nhóm máu lại mang những đặc trưng riêng, kết cấu của mạch máu có thể bị phá vỡ nếu truyền không đúng nhóm máu tương thích.

Đăng ngày: 05/04/2025
Hạt Quinoa là gì? Lợi ích vàng của hạt quinoa đối với sức khỏe

Hạt Quinoa là gì? Lợi ích vàng của hạt quinoa đối với sức khỏe

Với nguồn gốc từ Nam Mỹ từ hàng ngàn năm trước và được gọi là “the mother grain” của Inca, quinoa đến nay vẫn xứng đáng với cái tên “siêu thực phẩm”.

Đăng ngày: 04/04/2025
Tuổi thọ của các tế bào trong cơ thể

Tuổi thọ của các tế bào trong cơ thể

Các tế bào trong cơ thể người luôn tự làm mới, thay thế lẫn nhau, với tuổi thọ vài ngày hoặc vài chục năm.

Đăng ngày: 04/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News