Trạm đổ bộ sao Hỏa của NASA gửi về ảnh chụp "cuối cùng"
Trạm đổ bộ InSight, dự kiến ngừng hoạt động trong vài tuần tới do cạn năng lượng, gửi về ảnh chụp có thể là cuối cùng trên sao Hỏa.
Kể từ khi hạ cánh cuối năm 2018, trạm đổ bộ InSight của NASA đã mang lại nhiều thông tin đột phá về những gì diễn ra bên trong sao Hỏa, từ phát hiện động đất đến xác định các vụ va chạm thiên thạch mới và vượt xa sự mong đợi. Thời gian hoạt động dự kiến của InSight là 709 ngày sao Hỏa và giờ đã gần gấp đôi ngưỡng này.
Ảnh chụp địa chấn kế của trạm đổ bộ InSight trên sao Hỏa hôm 30/10. (Ảnh: NASA/JPL-CalTech)
Tuy nhiên, trong vài tháng qua, trạm đổ bộ không thể sản xuất đủ năng lượng. Các tấm pin mặt trời bị bụi bao phủ, bất chấp những nỗ lực của các chuyên gia, bụi vẫn không rơi ra đáng kể. Năng lượng mà InSight thu được ngày càng ít đi và sẽ sớm không đủ để duy trì hoạt động cho địa chấn kế và các thiết bị cơ bản.
"Đây có thể là bức ảnh cuối cùng InSight gửi về nhà. Bức ảnh được chụp ngày 30/10/2022, khoảng 17h20 theo giờ địa phương. Với những tấm pin mặt trời phủ đầy bụi, InSight dự kiến không sống thêm quá vài tuần. Đây đã gần như là điểm kết thúc", nhà khoa học hành tinh Paul Byrne chia sẻ trên mạng xã hội Twitter hôm 4/11 kèm theo bức ảnh mới nhất, cũng có thể là cuối cùng, của trạm đổ bộ. Bức ảnh cho thấy phần hộp của địa chấn kế trên mặt đất.
Khi còn mới và sạch sẽ, các tấm pin mặt trời sản xuất đủ năng lượng để chạy lò điện khoảng 1 tiếng 40 phút mỗi ngày. Hiện tại, InSight chỉ cung cấp năng lượng cho những cảm biến nhạy nhất trong số hàng loạt cảm biến địa chấn kế.
Không có kế hoạch giải cứu cho InSight. Trạm đổ bộ này đã tới sao Hỏa mà không trang bị các biện pháp làm sạch pin mặt trời do những vấn đề về trọng lượng và điện năng. NASA cho biết, đôi khi các phương tiện trên sao Hỏa gặp may mắn khi gió thổi bay bụi, nhưng rất khó có đủ gió để kéo dài đáng kể tuổi thọ của InSight vào thời điểm này.

"Tiếng gầm gừ" ở hành tinh khác tiết lộ thứ giống hệt Trái đất
Sao Hỏa lại là một trong những tâm điểm mà các sứ mệnh săn sự sống nhắm vào.

Cấu trúc kỳ lạ bên dưới mặt trăng Phobos của sao Hỏa
Tàu Mars Express của châu Âu quan sát lớp đất dưới bề mặt vệ tinh sao Hỏa Phobos sâu hơn, hé lộ cấu trúc chưa từng thấy có thể tiết lộ nguồn gốc của thiên thể.

Thêm khẳng định về thế giới sự sống ngoài hành tinh NASA chụp được
Các nhà khoa học đã chứng minh rõ ràng hơn về khả năng cực Nam của hành tinh bên cạnh Trái đất ẩn chứa một khoang nước ngầm rộng lớn - nơi NASA hy vọng có sự sống.

Cuộc săn tìm "nhà" trên sao Hỏa đã bắt đầu
Các nhà nghiên cứu đã công bố 9 hang động hàng đầu trên sao Hỏa đáng để các phi hành gia trú ngụ trong tương lai.

Robot NASA chụp được "đại dương có sự sống" trên sao Hỏa
Một đại dương cổ đại, mệnh mông và thân thiện với sự sống như đại dương Trái Đất đã từng tồn tại ở nơi khác trong hệ Mặt Trời.

NASA phát hiện miệng hố lớn nhất trên sao Hỏa
Dữ liệu từ trạm đổ bộ InSight và tàu bay quanh quỹ đạo Mars Reconnaissance giúp các nhà nghiên cứu NASA tìm thấy miệng hố rộng 150 m tạo bởi va chạm thiên thạch.
