Trạm đổ bộ Trung Quốc "chết cóng" trên Mặt trăng

Trạm đổ bộ Hằng Nga 5 không thể tiếp tục hoạt động do trải qua nhiệt độ -190 độ C khi Mặt trời lặn.

Trạm đổ bộ của tàu Hằng Nga 5 đóng vai trò quan trọng trong nhiệm vụ mang mẫu vật Mặt trăng về Trái đất của Trung Quốc. Hệ thống hạ cánh hoàn hảo và tiếp đất nhẹ nhàng ở vùng lòng chảo Oceanus Procellarum của Mặt trăng hôm 1/12 trước khi tiến hành lấy mẫu vật và thực hiện nhiều thí nghiệm khoa học khác.


Mô phỏng trạm đổ bộ Hằng Nga 5 trên bề mặt Mặt trăng. (Ảnh: CNSA).

Mặt trời lặn phía trên tàu vũ trụ đậu gần đỉnh núi lửa Mons Rümker ở phía tây bắc vùng nửa sáng của Mặt trăng hôm 11/12. Không có thiết bị sưởi bằng đồng vị phóng xạ như trạm đổ bộ của các tàu Hằng Nga 3 và Hằng Nga 4, hệ thống điện tử trên tàu Hằng Nga 5 trải qua nhiệt độ xuống tới -190 độ C.

Tuy nhiên, tàu vũ trụ dường như đã ngừng hoạt động. Các báo cáo cho thấy trạm đổ bộ bị hư hỏng khi đóng vai trò như bệ phóng cho phương tiện cất cánh khởi hành lên quỹ đạo thấp của Mặt trăng hôm 3/12. Phương tiện cất cánh mang mẫu vật do mũi khoan và cánh tay robot của trạm đổ bộ thu thập và vận chuyển tới tàu quay quanh quỹ đạo Mặt trăng. Camera trên trạm đổ bộ ghi lại quá trình phóng của phương tiện cất cánh, bắt đầu bằng cơ cấu lò xo trước khi kích hoạt động cơ cung cấp lực đẩy 3.000 Newton.

Trạm đổ bộ vẫn truyền dữ liệu về Trái đất nhưng không tiến hành thêm hoạt động nào từ sau đó. Máy dò vô tuyến cũng không phát hiện bất kỳ tín hiệu nào từ trạm đổ bộ sau khi phương tiện cất cánh khởi hành. Việc tàu Hằng Nga 5 ngừng hoạt động nằm trong dự đoán của các kỹ sư và nhà khoa học Trung Quốc. Trạm đổ bộ đã thực hiện những mục tiêu đề ra và hoạt động tối đa trong nhiệm vụ phức tạp kéo dài 23 ngày.

Ngoài thu thập 2 kg mẫu vật, trạm đổ bộ còn tiến hành thí nghiệm với radar xuyên đất, giúp cung cấp thông tin về các lớp đất bên dưới khu vực hạ cánh. Quang phổ kế có chức năng chụp phân tích thành phần lớp bụi bề mặt trong khi camera toàn cảnh mang tới khung cảnh chi tiết về lòng chảo Oceanus Procellarum. Mỗi khung hình được ghép từ 120 bức ảnh. Một thí nghiệm khác phát hiện bụi tích điện ở khu vực hạ cánh bằng thiết bị mang tên cân vi lượng tinh thể thạch anh. Các nhà khoa học suy đoán tác động của phương tiện cất cánh tới bề mặt Mặt trăng hôm 7/12 đã mang bụi tới gần trạm đổ bộ Hằng Nga 5.

Tàu quay quanh quỹ đạo Hằng Nga 5 bắt đầu hành trình trở về Trái đất hôm 12/12 với khoang hồi quyển chứa mẫu vật Mặt trăng. Theo dự kiến, tàu sẽ hạ cánh xuống Trái đất vào khoảng ngày hôm nay 17/12.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Đường thay đổi ngày quốc tế

Đường thay đổi ngày quốc tế

Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Đăng ngày: 31/03/2025
Bản đồ trái đất và các hành tinh

Bản đồ trái đất và các hành tinh

Nếu bạn là người bắt đầu yêu thích môn thiên văn học thì việc nhận dạng vị trí, tên gọi, thông tin về các hành tinh trong vũ trụ không phải là điều dễ dàng.  Với Home Planet, bạn có thể dễ dàng biết được tất cả các th&ocirc

Đăng ngày: 30/03/2025
Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu

Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu

Tên đăng ký phải sử dụng từ 4 đến 16 ký tự La tinh và chưa từng được đặt cho bất cứ thiên thể nào khác.

Đăng ngày: 29/03/2025
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 28/03/2025
10 câu đố vui về vũ trụ

10 câu đố vui về vũ trụ

Khoa học ngày nay tiến nhanh đến mức đôi khi bạn khó lòng nhận ra đâu là sự thực, đâu là giả tưởng. 10 tuyên bố sau đây bấp bênh giữa hai trạng thái này. Với mỗi câu, bạn hãy phân biệt thực tế - viễn tưởng, và tì

Đăng ngày: 25/03/2025
Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Đăng ngày: 22/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News