Trạm nghiên cứu ở độ sâu 10m dưới Bắc Băng Dương
Nhà thám hiểm người Pháp Alban Michon lên kế hoạch ở 6 tháng trong phòng thí nghiệm tại độ sâu gần 10 m bên dưới mặt biển đóng băng của Nam Cực.
(Video: Alban Michon)
Michon đang kêu gọi kinh phí 13,7 triệu USD cho dự án về Trạm nghiên cứu hải dương học và không gian sáng tạo, dự kiến hoạt động năm 2025, theo National News. Ông hy vọng trạm nghiên cứu sẽ giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn tác động của hiện tượng ấm lên toàn cầu trong khu vực. Ý tưởng của Michon lấy cảm hứng từ nhà hải dương học quá cố Jacques-Yves Cousteau. Năm 1965, Cousteau tạo ra trạm nghiên cứu dưới nước ở ngoài khơi Saint-Jean-Cap-Ferrat, Pháp và sống một tháng ở đó.
Trạm nghiên cứu hải dương học và không gian sáng tạo sẽ dài 24m, rộng 2,3m, có tầm nhìn toàn cảnh biển ở mặt trước. Dù vị trí chính xác của trạm chưa được xác định, phòng thí nghiệm sẽ hạ xuống độ sâu 10m bên dưới mặt biển, trước khi băng hình thành vào mùa thu. "Sau 6 tháng, băng bắt đầu tan chảy. Chúng tôi sẽ trải qua cả mùa dưới biển. Chúng tôi sẽ là những người đầu tiên sống trong lòng Bắc Băng Dương", Michon cho biết.
Thiết kế của Trạm nghiên cứu hải dương học và không gian sáng tạo.
Trong chuyến thám hiểm 6 tháng mang tên Nhiệm vụ Biodysseus, Michon và cộng sự sẽ thử nghiệm những công nghệ tiên tiến trong khi sống dựa vào không khí, nước và năng lượng tái tạo. Ông chia sẻ trạm nghiên cứu sẽ hạn chế hết mức có thể tác động tới môi trường, đồng thời đáp ứng một số tiêu chí: dễ vận chuyển, gồm nhiều module, có thể mở rộng và tồn tại lâu dài. Trạm sẽ vận hành tự động tối đa và có thể chứa 4 nhà hải dương học trong nửa năm.
Michon cho rằng môi trường cực hạn như vậy cũng sẽ đem lại lợi ích cho các cơ quan vũ trụ. Ông dự định mời các phi hành gia sử dụng trạm để chuẩn bị tốt hơn cho môi trường khắc nghiệt trong vũ trụ. Trạm nghiên cứu có thể mô phỏng không gian bên ngoài tàu vũ trụ.
Michon muốn xây dựng trạm nghiên cứu thứ hai trên mặt đất để phòng thí nghiệm dưới nước có thể kết nối 24/7 với đội hỗ trợ. Ngoài ra, ông sẽ tạo ra một "bong bóng hội họp" đóng vai trò như môi trường trung gian giữa hai trạm, giúp đưa bác sĩ tới phòng thí nghiệm trong trường hợp khẩn cấp.
Michon đã kêu gọi được 10% chi phí ước tính của dự án thông qua quyên góp từ các doanh nghiệp. Nếu có thể kêu gọi số tiền còn lại, chuyến thám hiểm sẽ bắt đầu năm 2025.

10 kỳ quan thế giới cổ đại sẽ trông ra sao nếu chưa từng sụp đổ mà vẫn tồn tại đến ngày nay?
Dự án thú vị giúp chúng ta hình dung Vườn treo Babylon, thành cổ Athens, tượng Nhân Sư,... của thế giới cổ đại đã từng đẹp và hoành tráng như thế nào.

Bí mật ít biết bên trong hầm mộ 200 tuổi của Hoàng gia Anh
Ngày 19/9 vừa qua, linh cữu Nữ hoàng Elizabeth II được hạ xuống Hầm mộ Hoàng gia, đoàn tụ với Hoàng thân Philip, sau đó quan tài cả hai sẽ được chuyển đến an táng cạnh người thân.

Fehmarnbelt - Đường hầm dưới biển dài nhất thế giới
Đan Mạch và Đức sẽ sớm được nối với nhau bằng một đường hầm dưới nước dài 18km. Dự án dự kiến được hoàn thành năm 2029.

Tìm hiểu về kính viễn vọng không gian Hubble
Kính viễn vọng không gian Hubble, mang tên nhà thiên văn học Mỹ Edwin Powell Hubble lần đầu tiên được phóng lên quỹ đạo Trái Đất từ tháng 4/1990.

Arab Saudi xây nhà chọc trời nằm ngang dài 120km
Arab Saudi lên kế hoạch xây dựng Mirror Line, hai tòa nhà chọc trời song song trải dài 120km, cắt ngang bờ biển, núi và sa mạc với chi phí lên tới 1.000 tỷ USD.

15 công trình cổ đại bí ẩn trên thế giới thách thức giới khoa học
Những người sống trên Trái Đất vào hàng ngàn năm trước đã tạo ra những công trình có quy mô đồ sộ và hết sức công phu.
