Trạm tạo oxy từ khí trời hỗ trợ điều trị Covid-19 tại Việt Nam

Mỗi trạm có thể cung cấp oxy di động cho một khu hồi sức 20 giường bệnh hoặc từ 60-70 bệnh nhân thở oxy thường, sẽ thử nghiệm tại Bình Dương và Đồng Nai.

Hệ thống do nhóm nghiên cứu của Đại học Bách khoa Hà Nội và công ty Novamed Việt Nam phát triển sau 3 tuần khi nhu cầu oxy cấp thiết tại các bệnh viện dã chiến thu dung bệnh nhân điều trị Covid-19. Trạm cung cấp oxy di động được nhóm nghiên cứu công bố sáng 27/8.

Trạm tạo oxy từ khí trời hỗ trợ điều trị Covid-19 tại Việt Nam
Hệ thống cung cấp oxy và khí nén đủ cho một bệnh viện dã chiến tối đa 70 bệnh nhân. (Ảnh: HUST)

Hệ thống có tên Nonao2-Mobile System, có thể tạo oxy và khí nén y tế công suất 18 Nm3/h, với nồng độ lên tới 95%. Sản phẩm được thiết kế gồm hai cột vật liệu hấp phụ sàng phân tử Zeolite, làm việc luân phiên với khí cấp và xả thông qua các van điều khiển tự động theo công nghệ hấp phụ áp suất chuyển đổi (Pressure Swing Adsorption).

Tức là khi nén không khí vào cột thứ nhất với áp suất cao thì khí ni tơ sẽ được giữ lại trong mao quản của vật liệu hấp phụ, sản phẩm thu được là oxy. Khi cột thứ nhất đã bão hòa nitơ thì sẽ chuyển sang làm việc với cột thứ hai, khi đó cột thứ nhất sẽ thực hiện quá trình tái sinh để chuyển khí nitơ ra ngoài. Quá trình đó sẽ được lặp đi lặp lại tạo nên chu trình hấp phụ thay đổi áp suất.

Không khí khi đi qua hệ thống này sẽ được tách nitơ, oxy, đáp ứng tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới về nồng độ oxy sử dụng trong Y tế.

PGS.TS Vũ Đình Tiến, Phó Viện trưởng Viện Kỹ thuật Hóa học, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội cho biết, hiện các bệnh viện dã chiến lớn đều dùng oxy được hóa lỏng từ các nhà máy khí công nghiệp. Do hạn chế trong vận chuyển, đóng bình, việc cung cấp oxy không đủ, gây ảnh hưởng tới điều trị bệnh nhân và F0 cách ly tại nhà.

"Giải pháp của nhóm là cung cấp trực tiếp oxy từ khí trời để giúp bệnh viện dã chiến chủ động nguồn oxy cho bệnh nhân", ông nói. Các bệnh viện dã chiến và điều trị bệnh nhân Covid-19 cần khí nén y tế để trộn với oxy, tạo nồng độ oxy theo yêu cầu của bác sĩ. Tùy theo thể trạng bệnh nhân, bác sĩ sẽ quyết định nồng độ và lưu lượng oxy phù hợp. Nhóm đã tính toán để hệ thống có thể cung cấp oxy nồng độ và khí nén y tế đủ cho một trạm hồi sức dã chiến 20 giường hoặc khoảng 70 bệnh nhân thở oxy thường.

Theo nhóm nghiên cứu, sẽ có 2 trạm được chuyển vào thử nghiệm tại Bình Dương và Đồng Nai. Nếu hiệu quả, sản phẩm sẽ được kiến nghị Chính phủ và các cơ quan chức năng nhân rộng.

Trạm tạo oxy từ khí trời hỗ trợ điều trị Covid-19 tại Việt Nam
Hệ thống lắp đặt thử nghiệm tại Bình Dương và Đồng Nai. (Ảnh: HUST)

Hiện sản phẩm tiếp tục được bổ sung thêm tính năng IoT để kết nối, giám sát, điều khiển từ xa các thông số về chất lượng nồng độ oxy và khí nén.

PGS Tiến cho biết, khi dịch được khống chế, hệ thống này có thể chuyển tới vùng núi, hải đảo, nơi không thể tiếp cận kịp thời khí oxy từ nhà máy công nghiệp.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Một bệnh nhân SARS có kháng thể vô hiệu hóa mọi biến chủng nCoV

Một bệnh nhân SARS có kháng thể vô hiệu hóa mọi biến chủng nCoV

Người này là bệnh nhân từng mắc SARS năm 2003 và đã khỏi bệnh. Các nhà khoa học phát hiện kháng thể đặc biệt trong máu của họ khi chiếu tia xạ.

Đăng ngày: 28/08/2021
Bộ Y tế công bố 7 loại thuốc điều trị F0 tại nhà

Bộ Y tế công bố 7 loại thuốc điều trị F0 tại nhà

Người nhiễm SARS-CoV-2 điều trị tại nhà sẽ được dùng các loại thuốc giảm đau, hạ sốt, sát khuẩn hầu họng, nâng cao thể trạng.

Đăng ngày: 27/08/2021
Kháng thể lạc đà vô hiệu hóa biến thể Delta

Kháng thể lạc đà vô hiệu hóa biến thể Delta

Kháng thể từ lạc đà không bướu có thể giúp ích cho cuộc chiến chống Covid-19 nếu kết quả thử nghiệm lâm sàng đáp ứng mong đợi.

Đăng ngày: 27/08/2021
Thất lạc giấy chứng nhận, người dân có được tiêm vaccine mũi 2?

Thất lạc giấy chứng nhận, người dân có được tiêm vaccine mũi 2?

Thất lạc giấy chứng nhận bản cứng hoặc chưa có dữ liệu trên cổng thông tin trực tuyến, người dân vẫn được tiêm vaccine Covid-19 mũi 2.

Đăng ngày: 26/08/2021
CDC Mỹ: Vaccine Pfizer và Moderna hiệu quả 66% trước biến thể Delta

CDC Mỹ: Vaccine Pfizer và Moderna hiệu quả 66% trước biến thể Delta

Giai đoạn những tuần đến trước ngày 14/8, trong bối cảnh biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 trở thành chủ đạo tại Mỹ từ tháng 7.

Đăng ngày: 26/08/2021
Thái Lan phát hiện các biến thể phụ của chủng Delta

Thái Lan phát hiện các biến thể phụ của chủng Delta

Bốn biến thể phụ của chủng Delta mới được tìm thấy trong các mẫu bệnh do một bệnh viện ở Thái Lan phân tích, các biến thể phụ này có trong các mẫu được gửi tới từ khắp Thái Lan.

Đăng ngày: 25/08/2021
Vắc xin công nghệ ADN đầu tiên trên thế giới chống được biến thể Delta

Vắc xin công nghệ ADN đầu tiên trên thế giới chống được biến thể Delta

Zydus, nhà sản xuất vắc xin COVID-19 đầu tiên dựa trên công nghệ ADN, cho biết loại vắc xin này cần phải tiêm 3 mũi và cho hiệu quả chống lại biến thể Delta khoảng 66%.

Đăng ngày: 24/08/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News