Trạm Thiên Cung thử nghiệm hệ thống cập bến tàu vũ trụ

Trung Quốc hôm 8/1 đã hoàn thành thử nghiệm tách rời và ghép nối "thủ công" tàu vũ trụ Thiên Châu 2 với module lõi của trạm Thiên Cung.

Tàu chở hàng không người lái Thiên Châu 2 được phóng lên quỹ đạo và ghép nối thành công với module lõi Thiên Hà của trạm vũ trụ Thiên Cung vào ngày 29/5/2021. Trong sứ mệnh này, quá trình cập bến diễn ra hoàn toàn tự động. Vào thời điểm đó, chưa có bất kỳ phi hành đoàn nào được đưa lên trạm.


Tàu Thiên Châu 2 cập bến module Thiên Hà thông qua điều khiển từ xa của phi hành gia. (Video: Reuters)

Nhiệm vụ hôm 8/1 là lần đầu tiên Trung Quốc thử nghiệm hệ thống cập bến "thủ công" thông qua điều khiển từ xa của phi hành gia, những người được đưa lên module lõi Thiên Hà từ tháng 10 năm ngoái trong sứ mệnh Thần Châu 13.

"Phi hành gia trong trạm đã gửi hướng dẫn để tàu Thiên Châu 2 tách khỏi module lõi Thiên Hà, sau đó tiếp tục điều khiển con tàu lùi lại một khoảng nhất định đến "điểm hẹn từ xa" trước khi thực hiện quá trình cập bến thủ công", nhà thiết kế hệ thống vận chuyển hàng hóa Yang Sheng của Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ Trung Quốc (CASC) chia sẻ trên đài truyền hình trung ương CCTV.

Thử nghiệm cập bến thủ công có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc xây dựng trạm vũ trụ. Nếu không được trang bị hệ thống điều khiển từ xa bằng tay, một khi chức năng cập bến tự động bị lỗi, tàu chở hàng sẽ không thể ghép nối với trạm vũ trụ, dẫn đến sứ mệnh thất bại. Do đó, các phi hành gia phải chuẩn bị sẵn sàng cho mọi tình huống.

Trạm Thiên Cung thử nghiệm hệ thống cập bến tàu vũ trụ
Dự án Thiên Cung đã được Trung Quốc ấp ủ trong ba thập kỷ.

Yang cho biết thêm, sau khi hoàn thành tất cả thử nghiệm, tàu Thiên Châu 2 sẽ chọn một thời điểm thích hợp để tách khỏi module lõi, mang theo chất thải lưu trữ và rời khỏi quỹ đạo. Nó sẽ lao xuống bầu khí quyển của Trái Đất và bốc cháy hoàn toàn. Đây cũng là một thử nghiệm công nghệ quan trọng.

Trung Quốc có kế hoạch lắp ráp hoàn chỉnh trạm vũ trụ Thiên Cung trên quỹ đạo thông qua 11 lần phóng trong vòng hai năm, bao gồm cả các chuyến bay thuốc phóng, vật tư và phi hành đoàn. Khi hoàn thiện, trạm sẽ gồm ba module và nặng khoảng 66 tấn.

Dự án Thiên Cung đã được Trung Quốc ấp ủ trong ba thập kỷ. Trước đó, nước này đã phóng hai nguyên mẫu Thiên Cung 1 và 2, còn được gọi phòng thí nghiệm vũ trụ, lần lượt vào các năm 2011 và 2016.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Sau khi trở về Trái đất, tỷ phú Nhật Bản tiết lộ tham vọng đầu tư và hứa hẹn tiếp tục “bay cao lặn sâu”

Sau khi trở về Trái đất, tỷ phú Nhật Bản tiết lộ tham vọng đầu tư và hứa hẹn tiếp tục “bay cao lặn sâu”

Tỷ phú Yusaku Maezawa, người mới trở về Nhật Bản sau chuyến du hành 12 ngày vào vũ trụ tháng trước đã chia sẻ những trải nghiệm đáng nhớ và những ý tưởng mới của ông.

Đăng ngày: 09/01/2022
Công ty Mỹ ra mắt tàu du hành vũ trụ mới tại triển lãm CES 2022

Công ty Mỹ ra mắt tàu du hành vũ trụ mới tại triển lãm CES 2022

Tại Triển lãm Điện tử Tiêu dùng (CES) 2022, Sierra Space đã giới thiệu nguyên mẫu tàu bay mang tên Dream Chaser có thể chở 6 người vào không gian.

Đăng ngày: 09/01/2022
Cụm vật thể

Cụm vật thể "từ thế giới khác" hiện ra giữa thiên hà chứa Trái đất

Kính viễn vọng không gian Gaia của ESA và Kính viễn vọng Canada - Pháp - Hawaii cùng ghi nhận được một dòng sao kỳ lạ, rõ ràng không thuộc về thiên hà chúng ta.

Đăng ngày: 09/01/2022
Phát hiện hiếm có về các hành tinh cô đơn

Phát hiện hiếm có về các hành tinh cô đơn

Các nhà thiên văn học vừa phát hiện nhóm 70 hành tinh cô đơn trong dải Ngân hà mà không có sao trung tâm.

Đăng ngày: 08/01/2022
Lần đầu quan sát được ngôi sao khổng lồ

Lần đầu quan sát được ngôi sao khổng lồ "giãy chết" theo thời gian thực

Các nhà thiên văn học đã qua sát được khoảng thời gian “giãy chết” này khi một ngôi sao khổng lồ nổ tung, chấm dứt sự tồn tại.

Đăng ngày: 07/01/2022
SpaceX mở màn năm 2022 bằng vụ phóng 49 vệ tinh

SpaceX mở màn năm 2022 bằng vụ phóng 49 vệ tinh

SpaceX vào sáng nay đã triển khai thành công sứ mệnh không gian đầu tiên trong năm 2022, mang theo lô vệ tinh Internet mới lên quỹ đạo.

Đăng ngày: 07/01/2022
Trung Quốc ráo riết chinh phục Mặt trăng, Mỹ loay hoay chế tạo bộ đồ phi hành gia mới

Trung Quốc ráo riết chinh phục Mặt trăng, Mỹ loay hoay chế tạo bộ đồ phi hành gia mới

Trung Quốc đã đặt mục tiêu chinh phục Mặt trăng vào năm 2026, trong khi người Mỹ dường như đứng ngoài cuộc chạy đua không gian này.

Đăng ngày: 07/01/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News