Trạm vũ trụ Trung Quốc thứ hai có thể sắp rơi xuống Trái Đất

Trung Quốc đang hạ thấp quỹ đạo của trạm Thiên Cung 2 nặng 8,6 tấn, làm dấy lên suy đoán trạm sắp rơi trở lại Trái Đất.

Ngoài trạm Thiên Cung 1 rơi xuống Trái Đất hồi đầu năm, Trung Quốc còn một trạm vũ trụ khác đang vận hành thử nghiệm trên quỹ đạo là trạm Thiên Cung 2. Nhưng nhà chức trách nước này đang hạ thấp quỹ đạo của Thiên Cung 2 từ khoảng 380 xuống 290km nhằm đưa trạm trở lại Trái Đất, IFL Science hôm qua đưa tin.

Trạm vũ trụ Trung Quốc thứ hai có thể sắp rơi xuống Trái Đất
Trạm Thiên Cung 2 đang hoạt động trên quỹ đạo. (Ảnh: Satflare).

Jonathan McDowell, nhà nghiên cứu ở Trung tâm vật lý thiên văn Harvard-Smithsonian, cho rằng Trung Quốc chắc chắn đang cố tránh lặp lại sự cố xảy ra với trạm Thiên Cung 1 và hạ thấp quỹ đạo của trạm Thiên Cung 2 hôm 13/6. "Chúng tôi không biết khi nào vụ rơi tiếp theo sẽ xảy ra", McDowell nói.

Trạm Thiên Cung 1 thu hút nhiều sự chú ý khi rơi trở lại Trái Đất một cách mất kiểm soát. Trung Quốc mất khả năng điều khiển trạm năm 2016 và không ai biết chắc trạm tiếp đất ở đâu. Cuối cùng, trạm vũ trụ nặng 8,5 tấn đâm xuống Thái Bình Dương hôm 2/4.

Trạm Thiên Cung 2 phóng lên quỹ đạo vào tháng 9/2016 và từng đón phi hành đoàn hai người ở lại trong tháng 10 - 11/2016. Sau đó, không có phi vụ nào khác được thực hiện. Trung Quốc sử dụng Thiên Cung 2 để chuẩn bị cho kế hoạch thiết lập một trạm vũ trụ lớn hơn với khoang đầu tiên dự kiến phóng năm 2020.

Cơ quan kỹ thuật không gian có người lái Trung Quốc (CMSE) chưa đưa ra thông báo chính thức về việc hạ quỹ đạo trạm Thiên Cung 2. Trạm có kích thước gần tương đương trạm Thiên Cung 1. Phần lớn bộ phận của trạm vũ trụ lớn cỡ này sẽ không bị thiêu rụi khi bay qua khí quyển. Nhiều khả năng nó cũng sẽ rơi xuống biển như trạm Thiên Cung 1.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Very Large Telescope: Đôi mắt tinh anh của nhân loại nhìn vào vũ trụ

Very Large Telescope: Đôi mắt tinh anh của nhân loại nhìn vào vũ trụ

Very Large Telescope (Kính Thiên văn Rất lớn - VLT) được xây dựng trong khu vực của Đài Quan sát Paranal ở hoang mạc Atacama, miền bắc Chile.

Đăng ngày: 08/06/2018
Ra mắt các thiết bị mang tính cách mạng khám phá không gian

Ra mắt các thiết bị mang tính cách mạng khám phá không gian

Các nhà khoa học Nam Phi vừa ra mắt tổ hợp kính thiên văn và thiết bị tầm soát sóng âm thanh vũ trụ đầu tiên cho thế giới.

Đăng ngày: 29/05/2018
Tòa nhà tự làm mát đầu tiên trên thế giới

Tòa nhà tự làm mát đầu tiên trên thế giới

Trung tâm Eastgate ở Harare, Zimbabwe luôn được giữ ở 27 độ C nhờ hệ thống thông khí và làm mát hoàn toàn tự nhiên dựa theo tổ mối.

Đăng ngày: 23/05/2018
Nhà máy đóng tàu cao tốc rộng bằng 248 sân bóng ở Trung Quốc

Nhà máy đóng tàu cao tốc rộng bằng 248 sân bóng ở Trung Quốc

Đây là nơi lắp ráp một nửa số tàu viên đạn cao tốc của Trung Quốc, theo People’' Daily Online.

Đăng ngày: 21/05/2018
Cỗ máy nhìn ngược quá khứ của NASA gặp sự cố rơi đinh ốc

Cỗ máy nhìn ngược quá khứ của NASA gặp sự cố rơi đinh ốc

Greg Robinson, giám đốc chương trình JWST của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) tiết lộ đinh ốc và gioăng rơi ra từ bộ phận kính chống nắng của kính James Webb hôm 3/5.

Đăng ngày: 07/05/2018
Vườn thực vật lớn nhất thế giới trên sa mạc Oman

Vườn thực vật lớn nhất thế giới trên sa mạc Oman

Đây là thiết kế của các hãng Arup, Grimshaw và Haley Sharpe trên một khu đất rộng 1.037 mẫu Anh. Khu vườn có hệ thực vật tự nhiên phong phú cũng những loài độc đáo nhất của quốc gia này.

Đăng ngày: 18/04/2018
Người Hà Nội sẽ được ngắm bầu trời với kính thiên văn lớn nhất

Người Hà Nội sẽ được ngắm bầu trời với kính thiên văn lớn nhất

Đài thiên văn và nhà chiếu hình vũ trụ dự kiến mở cửa vào tháng 6 sẽ cung cấp kiến thức về những hiện tượng lý thú trên bầu trời.

Đăng ngày: 04/04/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News