Trận chiến giữa năm thiên hà trong vũ trụ

Theo quan sát của các nhà khoa học, một nhóm gồm năm thiên hà tên Stephan’s Quintet cách Trái đất 280 triệu năm ánh sáng, đã va chạm với nhau và phát ra ánh sáng trong hàng thiên nhiên kỷ qua.

>>> Độc đáo bức hình 2 thiên hà va vào nhau

Các nhà khoa học mới phát hiện một sự kiện xảy ra làm rung chuyển nhóm năm thiên hà này.

Thiên hà tên NGC 7318B đã gây ra một vụ bùng nổ âm thanh cực lớn ở trung tâm của nhóm thiên hà với tốc độ hàng triệu dặm một giờ.


Vòng cung màu xanh cho thấy một vụ bùng nổ âm thanh cực
lớn xảy ra ở trung tâm nhóm thiên hà Stephan’s Quintet.

Bằng cách quan sát qua sóng vô tuyến và hình chụp tia X, các nhà nghiên cứu thuộc Viện Công Nghệ California (Mỹ) và Viện Vật Lý Hạt Nhân Max Planck (Đức) nhận thấy, hơn 100.000 triệu khối lượng khí gas ở giữa các thiên hà bị đẩy ra khỏi vị trí ban đầu của nó.

Chính sự dịch chuyển khối lượng khí gas này tạo nên một lớp sóng xung kích cực lớn mà kính thiên văn Spitzer của NASA đã chụp được.

“Cường độ phát xạ và khối lượng khí gas bị nhiễu loạn ở mức độ cao, thực sự gây bất ngờ lớn cho chúng tôi”, tiến sĩ Phil Appleton, trưởng nhóm nghiên cứu nói.

Các nhà nghiên cứu hy vọng nhìn thấy dấu hiệu quang phổ của các hạt bụi, nhưng thay vào đó, họ lại phát hiện quang phổ của các phân tử hidro và gần như không có gì khác. Nó không giống bất kỳ điều gì họ từng quan sát trước đó trong hệ thống thiên hà.

Họ cũng khám phá ra rằng, bốn trong số năm thiên hà thuộc nhóm tương tác, thường xuyên va chạm với nhau. Bốn thiên hà này có tên NGC 7319, 7318A, 7318B và 7317, màu vàng, cách trái đất khoảng 300 triệu năm ánh sáng.

Thiên hà thứ năm màu xanh tên NGC 7320, cách hành tinh của chúng ta 40 triệu năm ánh sáng.

Những vụ va chạm ở tốc độ cao thường xảy ra giữa các thiên hà trong nhóm.

Các nhà khoa học tin rằng, những vụ va chạm mạnh này cuối cùng sẽ dẫn đến kết quả bốn thiên hà tương tác chặt chẽ trong hệ thống thiên hà Stephan’s Quintet sáp nhập làm một.

Tham khảo: Daily Mail

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Hành tinh

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống

Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Đăng ngày: 07/05/2025
Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Đăng ngày: 03/05/2025
Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.

Đăng ngày: 01/05/2025
Vụ nổ Big Bang là gì?

Vụ nổ Big Bang là gì?

Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Đăng ngày: 28/04/2025
Những điều ít biết về các phi hành gia

Những điều ít biết về các phi hành gia

Cuộc sống bên ngoài không gian đem lại cho các nhà du hành vũ trụ những điều kì thú như ngắm mặt trời mọc 16 lần một ngày, cao nhanh hơn và không ngáy khi ngủ...

Đăng ngày: 27/04/2025
Truyền thuyết về 12 chòm sao

Truyền thuyết về 12 chòm sao

12 chòm sao hoàng đạo và những truyền thuyết về chúng. Bạn có bao giờ tự hỏi những biểu tượng xinh xắn đại diện cho cung hoàng đạo của mình có xuất xứ từ đâu? Biết được bí mật các chòm sao cũng là một cách để hiểu hơn về bản thân và những người xung quanh.

Đăng ngày: 26/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News