Trận lũ lụt thảm khốc làm thay đổi hình dạng châu Âu

Một trong những trận lũ lụt kinh hoàng nhất lịch sử nhân loại xảy ra năm 1287 tại châu Âu, cướp đi mạng sống của hàng chục nghìn người.

Có thể nói trận lụt St. Lucia năm 1287 là một trong những thảm họa lớn nhất lịch sử châu Âu. Với hơn 50.000 người chết, hàng chục ngôi làng bị xóa sổ và bản đồ địa lý được vẽ lại, sự kiện này là một trong những cơn thịnh nộ dữ dội nhất của tự nhiên và cho thấy sự mong manh của các vùng ven biển thời cổ đại, Ancient Origins hôm 25/3 đưa tin.

Trận lũ lụt thảm khốc làm thay đổi hình dạng châu Âu
Bản đồ cho thấy sự phát triển của vịnh Zuiderzee ở Hà Lan trước và sau trận lụt St. Lucia. (Ảnh: Wikimedia).

Suốt nhiều thế kỷ, Hà Lan được biết đến là có vị trí khá thấp so với vùng biển lân cận. Đó là lý do ngày nay, nơi đây trở thành vùng đất của các kênh rạch và đảo. Quốc gia ven biển này đang mất dần đất đai và nếu mực nước tiếp tục dâng cao trên toàn cầu, nhiều nơi có thể vĩnh viễn chìm dưới biển.

Bản đồ của Hà Lan không phải lúc nào cũng như vậy. Đầu thời Trung Cổ, nước này có diện tích đất lộ ra lớn hơn và nhiều ngôi làng tồn tại gần biển hơn. Tuy nhiên, một trận lụt thảm khốc, bắt nguồn từ triều cường do bão, đã thay đổi vĩnh viễn cảnh quan này.

Trận lụt St. Lucia xảy ra vào ngày 13/12/1287, đúng ngày người Hà Lan tổ chức Lễ Thánh Lucia. Một cơn bão dữ dội xuất hiện kết hợp với thủy triều và gây ra lũ lụt thảm khốc. Các vùng bờ biển rộng lớn nhanh chóng bị nước nuốt chửng, làng mạc và thành phố bị nhấn chìm. Các ước tính cho thấy, khoảng 50.000 - 80.000 người thiệt mạng trong trận lụt này. Các bãi cát thấp, cồn cát ven biển không thể chống chọi với sóng lớn và dễ dàng sạt lở. Nhiều vùng đồng bằng bị nhấn chìm. Người dân ở những ngôi làng không bị cuốn trôi cũng phải sơ tán.

Lũ lụt mang đến sự hỗn loạn cho Hà Lan. Những thành phố không bị phá hủy giờ đây ở một vị trí hoàn toàn mới vì địa lý bờ biển thay đổi. Nước không rút xuống, tạo ra một số đảo và hồ vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Đáng chú ý nhất là sự xuất hiện của Zuiderzee - một vịnh nông lấn tới 100km vào đất liền. Trước kia, nơi này chỉ là một hồ nước ngọt nhỏ, nối ra biển bằng sông Vlie. Trận lụt St. Lucia đã phá hủy hoàn toàn con sông này. Điều này đồng nghĩa, các thương cảng hưng thịnh ở bờ sông cũng suy tàn.

Sau trận lụt St. Lucia, trọng tâm mới được chuyển tới sông Ijssel. Nơi đây mọc lên những thành phố thương mại mới như Zwolle, Deventer, Kampen và Doesburg. Một thương cảng mới mang tên Amsterdam bắt đầu trở nên nhộn nhịp. Ngày nay, Amsterdam trở thành thủ đô của Hà Lan.

Trận lũ lụt thảm khốc làm thay đổi hình dạng châu Âu
Harlingen, thành phố từng nằm gọn trong đất liền, giờ trở thành hải cảng ở Hà Lan. (Ảnh: Uwe Moser Moser/Alamy).

Tại Frisia, khu vực lân cận Hà Lan, sự tàn phá cũng rất khủng khiếp. Nhiều đảo nhỏ từng có người sinh sống biến mất vĩnh viễn, gây thiệt hại nặng nề về người. Đường bờ biển dịch chuyển nhiều km vào sâu trong đất liền. Ví dụ, Harlingen, một thành phố không giáp biển trước trận lụt, bất ngờ nằm trên bờ biển. Sau trận lụt, thành phố này trở thành hải cảng. Đảo Griend gần đó, nơi có nhiều cư dân sinh sống, bị tàn phá nghiêm trọng và chỉ còn 10 ngôi nhà đứng vững.

Ngoài Hà Lan và Frisia, những vùng ven biển Đức cũng chịu ảnh hưởng với nhiều ngôi làng ở vùng Đông Frisia biến mất vĩnh viễn và hàng nghìn người thiệt mạng. Những người sống sót nhận thấy cảnh quan thay đổi và lối sống truyền thống của họ không còn phù hợp nữa. Nhiều người trong số đó chạy thoát tới đất liền và phải bắt đầu cuộc sống hoàn toàn mới.

Khu vực Biển Bắc cũng không thoát khỏi sức mạnh của cơn bão. Bờ biển nước Anh chịu ảnh hưởng nặng nề, và bản đồ nơi đây gần như được vẽ lại hoàn toàn. Thị trấn Old Winchelsea từng là một cảng sầm uất, giờ đã biến mất vĩnh viễn. Tại ngôi làng nhỏ Hickling, 180 dân làng thiệt mạng. Thương cảng New Romney đột ngột trở thành thị trấn nằm gọn trong đất liền do bão bồi lấp bến cảng, chuyển hướng con sông gần đó xa khoảng 24 km về phía tây. Mặt đất trong thị trấn cao thêm 13 cm do phù sa tích tụ.

Tại thị trấn Hastings, cơn bão khiến nửa vách đá sụp đổ, phá hủy nghiêm trọng lâu đài Norman. Thị trấn không còn là bến cảng nhộn nhịp khi vịnh hẹp bị cơn bão xóa sổ. Một trong những cảng lớn của Anh, Dunwich, đang suy tàn nhanh chóng trong giai đoạn này. Cơn bão năm 1287 gây xói lở bờ biển và lũ lụt, góp phần chấm dứt giai đoạn là thị trấn ven biển hàng đầu của Dunwich. Dòng sông huyết mạch của thị trấn đã dịch chuyển vài km về phía bắc. Từng có dân số hơn 3.000, Dunwich giờ chỉ là một ngôi làng đơn sơ với 180 cư dân.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Con người có mắt trội không?

Con người có mắt trội không?

Ngay từ khi sinh ra, bất cứ chúng ta đều sẽ thuận tay trái hoặc phải, thậm chí một số người còn thuận cả hai bộ phận này và đôi mắt cũng vậy.

Đăng ngày: 27/03/2023
Suy nghĩ tích cực có thể kéo dài cuộc sống của bạn không?

Suy nghĩ tích cực có thể kéo dài cuộc sống của bạn không?

Các nhà nghiên cứu cho rằng, trong cuộc sống việc lạc quan về vấn đề lão hóa có lợi cho sức khỏe của bạn giống như việc tập thể dục hoặc ăn uống tốt đầy đủ chất.

Đăng ngày: 26/03/2023
Top 11 sự thật đáng kinh ngạc về quốc gia giàu thứ 2 trên thế giới

Top 11 sự thật đáng kinh ngạc về quốc gia giàu thứ 2 trên thế giới

Đây là một quốc gia nhỏ bé nằm trong châu Âu nhưng có GDP bình quân đầu người cao thứ 2 thế giới.

Đăng ngày: 26/03/2023
Bạn có biết: Phần lông bàn chải ở cạnh bậc thang cuốn có chức năng gì?

Bạn có biết: Phần lông bàn chải ở cạnh bậc thang cuốn có chức năng gì?

Nếu thường xuyên sử dụng thang cuốn, bạn sẽ thấy hai bên bậc thang sẽ có 2 hàng sợi nilon cứng giống như bàn chải, kéo dài dọc theo thang cuốn.

Đăng ngày: 25/03/2023
Sự thật về nhạc cụ nguy hiểm nhất từng được chế tạo

Sự thật về nhạc cụ nguy hiểm nhất từng được chế tạo

Armonica thủy tinh, phát minh của Benjamin Franklin với 37 chiếc bát mỏng manh, tạo ra âm thanh ấn tượng và có thể khiến người nghe bối rối.

Đăng ngày: 25/03/2023
Hé lộ bí ẩn phía sau biểu tượng chữ thập ngoặc trên cờ Đức quốc xã

Hé lộ bí ẩn phía sau biểu tượng chữ thập ngoặc trên cờ Đức quốc xã

Trước khi bị sử dụng bởi chế độ Đức Quốc Xã, chữ Vạn thực sự đã được sử dụng trên khắp thế giới, bao gồm cả trong văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc... bởi những người theo các tôn giáo khác nhau.

Đăng ngày: 24/03/2023
Trung Quốc phát hiện mỏ vàng hơn 50 tấn ở tỉnh Sơn Đông

Trung Quốc phát hiện mỏ vàng hơn 50 tấn ở tỉnh Sơn Đông

Một mỏ vàng siêu lớn đã được phát hiện tại thị trấn Nhai Tự, thuộc thành phố Nhũ Sơn, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc có trữ lượng lên đến 50 tấn, đủ để khai thác trong vòng 20 năm.

Đăng ngày: 24/03/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News