Trang trại nổi biến nước biển thành nước ngọt

Hệ thống tự vận hành bằng năng lượng mặt trời có thể giúp giải quyết tình trạng thiếu nước ngọt đang gia tăng trên toàn cầu.

Các nhà nghiên cứu Úc đã thiết kế trang trại nổi trên biển có khả năng sản xuất nước ngọt để uống và làm nông nghiệp.

Trang trại nổi biến nước biển thành nước ngọt
Hệ thống làm bay hơi nước biển và tái chế thành nước ngọt - (Ảnh: unisa.edu.au).

Trong nghiên cứu được công bố ngày 11-9, nhóm chuyên gia nghiên cứu của Viện Công nghiệp tương lai tại Đại học Nam Úc (UniSA) cho biết hệ thống tự vận hành bằng năng lượng mặt trời có thể giúp giải quyết tình trạng thiếu nước ngọt đang gia tăng trên toàn cầu.

Hệ thống này làm bay hơi nước biển và tái chế thành nước ngọt qua hai buồng; một tầng trên tương tự như một nhà kính và một tầng dưới để thu nước, sau đó được ngưng tụ và chuyển đến buồng trồng thực vật.

Trong một thử nghiệm thực địa, các nhà nghiên cứu đã sử dụng thành công trang trại để trồng bông cải xanh, rau diếp và cây cải chíp trên mặt nước biển mà không cần phải tưới thêm.

Trong thông cáo báo chí, nhà nghiên cứu Haolan Xu cho biết hệ thống này có một số lợi thế so với các thiết kế trang trại biển mặt trời khác. Theo ông, các thiết kế khác lắp đặt các thiết bị bay hơi bên trong buồng trồng cây, chiếm không gian quý giá mà lẽ ra có thể được sử dụng cho cây trồng tăng trưởng. Ngoài ra, các hệ thống này dễ bị quá nhiệt và làm cây chết.

Ông nhấn mạnh: "Trong thiết kế của chúng tôi, sự phân bố theo chiều dọc của thiết bị bay hơi và buồng tăng trưởng giúp giảm diện tích tổng thể của thiết bị, tối đa hóa diện tích sản xuất thực phẩm. Thiết bị hoàn toàn tự động, chi phí thấp và rất dễ vận hành, chỉ sử dụng năng lượng mặt trời và nước biển để sản xuất nước sạch và trồng trọt".

Về phần mình, nhà nghiên cứu Gary Owens cho biết bước tiếp theo là mở rộng quy mô thiết kế. Ông chia sẻ rằng trong tương lai, mọi người có thể thấy các trang trại với các quần xã sinh vật "trôi nổi" trên đại dương hoặc nhiều mô hình nhỏ hơn được triển khai trên một vùng biển rộng lớn.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Trung Quốc xây máy gia tốc hạt trị giá 618 triệu USD

Trung Quốc xây máy gia tốc hạt trị giá 618 triệu USD

Các nhà khoa học Trung Quốc lên kế hoạch xây dựng một máy gia tốc hạt mới nhằm thử nghiệm Mô hình chuẩn của vật lý hạt theo cách chi tiết chưa từng thấy.

Đăng ngày: 10/09/2023
Nhà máy hydro xanh lớn nhất Trung Quốc đi vào hoạt động

Nhà máy hydro xanh lớn nhất Trung Quốc đi vào hoạt động

Nhà máy của Sinopec ở Tân Cương sử dụng điện Mặt trời để sản xuất 10.000 tấn hydro/năm trong giai đoạn đầu và sẽ tăng dần lên 20.000 tấn hydro/năm.

Đăng ngày: 05/09/2023
Arab Saudi sẽ xây kênh đào 11km xuyên sa mạc

Arab Saudi sẽ xây kênh đào 11km xuyên sa mạc

Kênh đào dài 11 km và rộng 100 m sẽ là kênh đào đầu tiên được xây tại Arab Saudi, phục vụ nhu cầu đi lại và giải trí cho người dân.

Đăng ngày: 04/09/2023
Hàng loạt kính thiên văn quan trọng của thế giới

Hàng loạt kính thiên văn quan trọng của thế giới "đứng hình" vì tin tặc

Theo trang Science.org, kể từ đầu tháng 8, một 'sự cố mạng' làm gián đoạn hoạt động trung tâm NSF (Tổ chức Khoa học quốc gia Mỹ), có nhiệm vụ điều phối các kính thiên văn quốc tế.

Đăng ngày: 25/08/2023
Hầm cao tốc dài nhất Trung Quốc xây bằng khiên đào

Hầm cao tốc dài nhất Trung Quốc xây bằng khiên đào

Trung Quốc đào hầm cao tốc mới dài 7,4km ở Bắc Kinh hôm 21/8, dự kiến gồm 6 làn xe chạy hai chiều.

Đăng ngày: 23/08/2023
Kế hoạch xây thành phố thông minh 100.000 cư dân

Kế hoạch xây thành phố thông minh 100.000 cư dân

Oman hé lộ kế hoạch xây thành phố thông minh Sultan Haitham rộng 14,8km2, tương đương Beverly Hills nhưng có dân số gấp ba lần, ven thủ đô Muscat.

Đăng ngày: 22/08/2023
Bể nước biển 12.000m2 nuôi tảo giữa sa mạc Sahara

Bể nước biển 12.000m2 nuôi tảo giữa sa mạc Sahara

Startup Anh xây dựng cơ sở thí điểm trên sa mạc Sahara để nuôi trồng vi tảo, hấp thụ CO2 trong khí quyển và thải ra oxy.

Đăng ngày: 22/08/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News