Trẻ sơ sinh cảm nhận thế giới như thế nào?

Trong những tuần đầu đời, em bé của bạn có thể chỉ biết ăn, ngủ, khóc và sản xuất tã bẩn để bạn thay hằng ngày. Nhưng thực tế, mọi giác quan của bé đều đã hoạt động, tiếp nhận âm thanh, mùi vị và hình ảnh của thế giới mới.

Trẻ sơ sinh cảm nhận thế giới như thế nào?

(Ảnh: babyminestore)

Rất khó để chúng ta biết chính xác một đứa trẻ sơ sinh cảm thấy gì, nhưng nếu bạn chú ý quan sát tới phản ứng của trẻ trước ánh sáng, âm thanh và sự đụng chạm, bạn sẽ thấy những giác quan của bé đã hoạt động một cách diệu kỳ.

Thị giác

Em bé của bạn có thể nhìn tốt nhất ở khoảng cách 20-35,5 cm, và biết tập trung vào một điểm khi ngước nhìn từ cánh tay của mẹ hoặc bố. Em bé của bạn cũng có thể nhìn xa hơn, nhưng khó tập trung vào những vật ở khoảng cách xa. Tuy nhiên, ánh nắng từ một cửa sổ ở phía xa có thể thu hút ánh nhìn của bé.

Tiếp sau những khuôn mặt người, ánh sáng và sự cử động là những thứ mà một đứa trẻ sơ sinh thích nhìn nhất. Thậm chí chỉ nét phác hoạ thô sơ hình đôi mắt, cái mũi và cái miệng cũng thu hút sự chú ý của em bé nếu để đủ gần. Mặc dù thị giác của bé đã hoạt động, nhưng nó vẫn cần điều chỉnh, đặc biệt khi tập trung về phía xa. Đôi mắt của bé trông có thể hơi bị hiếng một chút. Điều đó là bình thường, cơ mắt của bé sẽ khoẻ dần và phát triển trong vài tháng tiếp theo.

Trẻ sơ sinh sẽ phù hợp nhìn những màu tương phản hơn là màu nhờ nhờ. Những bức ảnh hay đồ chơi màu trắng đen sẽ khiến bé hứng thú lâu hơn là các vật thể với nhiều màu tương đồng. Sẽ rất tốt nếu cho bé nhiều thứ thú vị để nhìn, nhưng đừng lạm dụng. Một vật vào một thời điểm là đủ. Và đừng quên di chuyển bé một chút trong ngày để thay đổi khung cảnh.

Thính giác

Em bé mới sinh của bạn đã nghe được âm thanh ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Nhịp tim của mẹ, tiếng sôi bụng và âm thanh ở bên ngoài như tiếng mẹ hay tiếng nói của các thành viên khác đã trở thành một phần trong thế giới của bé. Khi em bé được sinh ra, các âm thanh của thế giới bên ngoài trở nên to và rõ hơn. Em bé của bạn có thể bị giật mình bởi tiếng chó sủa hay được dỗ dành bằng âm thanh đều đều của máy vắt hay máy hút bụi.

Cố gắng chú ý tới phản ứng của bé trước giọng nói của bạn. Tiếng người, đặc biệt là tiếng của bố mẹ là âm nhạc yêu thích nhất của bé. Em bé của bạn đã biết rằng đó là nơi mà sự chăm sóc tới: thức ăn, sự ấm áp và ôm ấp. Nếu em bé khóc trong nôi, hãy xem tiếng nói của bạn vang tới từ xa khiến bé nín ngay như thế nào. Hãy xem nhóc chăm chú lắng nghe như thế nào khi bạn nói chuyện với giọng âu yếm. Bé có thể chưa kết hợp được việc nhìn và lắng nghe, nhưng cho dù nếu bé đang nhìn vào khoảng không thì nó không có nghĩa là bé không chú ý tới giọng nói của bạn khi cất lên.

Vị giác và khứu giác

Trẻ sơ sinh cảm nhận thế giới như thế nào?

Đụng chạm là vô cùng quan trọng với em bé mới sinh. Qua sự tiếp xúc da thịt (Ảnh: iparenting) 

Mọi người đều công nhận rằng những em bé mới sinh đều có thể ngửi được bởi chúng đã cảm nhận được thức ăn, và đó là 2 giác quan gần nhau nhất của con người. Nghiên cứu cho thấy những em bé mới sinh thích vị ngọt hơn và sẽ chọn bú bình nước ngọt lịm trong khi ngoảnh mặt đi hoặc khóc nếu được cho thứ gì đắng hay chua. Trong 6 tháng đầu, em bé của bạn sẽ cần chất dinh dưỡng từ sữa mẹ hoặc sữa thường rồi mới đến đồ ăn cứng. Do trẻ thích vị ngọt, nên sẽ dễ hơn nếu cho trẻ bắt đầu với rau củ ngọt như cà rốt hay khoai tây. Khi em bé lớn hơn, bạn hãy cho tiếp xúc với những hương vị khác nhau để bé có thể phát triển sở thích ăn uống đa dạng.

Một ngày bình thường cũng mang lại cho em bé một thế giới mùi vị: quần áo của bạn, bữa tối trong lò nướng, những bông hoa trong vườn. Và ít nhất tại thời điểm này, bạn không phải lo lắng về các vị giác của trẻ. Mùi sữa của bạn sẽ hoàn toàn thỏa mãn em bé.

Xúc giác

Cũng như với hầu hết con người, sự đụng chạm là vô cùng quan trọng với em bé mới sinh. Qua sự tiếp xúc da thịt, em bé sẽ học được rất nhiều về thế giới xung quanh. Đầu tiên bé sẽ chỉ tìm kiếm sự vỗ về âu yếm. Bước ra từ bọc chất lỏng ấm áp bao quanh, em bé sẽ đối mặt với cái lạnh lần đầu tiên, chạm phải sự thô cứng của giường chiếu, cảm nhận được sự cọ xát ở bên trong quần áo. Em bé sẽ mong muốn cha mẹ mang lại sự tiếp xúc mềm mại vốn có, như chăn lụa, cái ôm vỗ về và sự chăm sóc trìu mến. Với mọi sự tiếp xúc, em bé sẽ học về cuộc sống, vì vậy hãy cho bé thật nhiều những cái hôn âu yếm và em bé sẽ thấy rằng thế giới là một nơi dễ chịu để ra đời.

Minh Thi

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Theo Futurism, nhiều người thường cảm nhận âm nhạc giống như một chất xúc tác tuyệt vời cho tâm trạng khi làm việc.

Đăng ngày: 24/10/2018
Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Dứa, thơm, khóm có đặc tính kháng viêm, chữa lành vết bầm tím và làm giảm đau viêm khớp. Nó cũng hỗ trợ rất tốt cho việc tiêu hóa.

Đăng ngày: 18/10/2018
Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Liệu các chất độc hại trong rác thải điện tử có len lỏi vào thực phẩm, hay được hấp thụ qua da để vào cơ thể con người hay không?

Đăng ngày: 22/07/2018
Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Công nghệ mới do các bác sĩ tại Bệnh viện nhi Boston phát triển, hứa hẹn sẽ đem đến cơ hội sống bình thường, khỏe mạnh cho rất nhiều trẻ sơ sinh bị tổn thương tim.

Đăng ngày: 22/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News