Trên Sao Hỏa từng tồn tại lượng lớn carbon dioxide
Một nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ phát hiện Sao Hỏa từng tồn tại nhiều carbon dioxide. Phát hiện này giúp gia cố suy đoán rằng sự sống từng tồn tại trên Sao Hỏa.

Xe tự hành Spirit nghiên cứu Sao Hỏa. (Ảnh NASA)
Các nhà khoa học cho biết có sự phân bố rộng rãi khoáng chất carbonate ở độ sâu khoảng 6,4km so với bề mặt Sao Hỏa.
Trước đó, các nhà khoa học đã tìm được khoáng chất này trên bề mặt Sao Hỏa, tuy nhiên với số lượng ít. Nếu trữ lượng khoáng chất này rất phong phú điều đó đồng nghĩa với việc cách ngày nay hàng trăm triệu năm trên Sao Hỏa từng tồn tại số lượng lớn carbon dioxide.
Chính sự tồn tại của carbon dioxide đã đảm bảo bề mặt Sao Hỏa giữ được trạng thái ấm áp và ẩm ướt, qua đó cung cấp điều kiện lý tưởng cho sự sống con người.
Các nhà khoa học đã tiến hành phân tích điều kiện địa chất của một khu vực trên bề mặt Sao Hỏa bằng cách lợi dụng các số liệu từ vệ tinh. Khu vực mà các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu chính là "miệng núi lửa Layton," nằm gần khu vực núi lửa Syrtis Major - núi lửa lớn nhất trên Sao Hỏa.
Thông qua phân tích số liệu, các nhà khoa học phát hiện một lượng lớn khoáng chất carbonate phân bố rộng khắp ở độ sâu khoảng 6,4km so với bề mặt Sao Hỏa.
Theo các nhà khoa học những khoáng chất carbonate nhiều khả năng có nguồn gốc từ nước hàm chứa lượng lớn carbonate. Chính vì vậy các nhà khoa học tin tưởng rằng núi lửa ở đầu thời kỳ hình thành nóng hơn nhiều so với sự suy đoán của chúng ta.
Phát hiện trên có ý nghĩa quan trọng giúp giải thích khởi nguyên của các khoáng chất carbonate trên Sao Hỏa, đồng thời cung cấp những chứng cứ quan trọng giúp giới khoa học đi tìm sự sống ngoài hành tinh.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng
Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.

Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó
Khoa học đã từng chứng minh rằng chúng ta có thể thực hiện du hành thời gian - ít nhất là về mặt lý thuyết.

Ngôi sao còn già hơn vũ trụ
Trong một phát hiện khiến nhiều người ngạc nhiên, ngôi sao già nhất lại có tuổi đời còn lâu hơn cả vũ trụ. Sao HD 140283, hay còn gọi là sao Methuselah, không hề xa lạ với các nhà thiên văn học Trái đất.
