Trị hôi chân với cách đơn giản ít tốn kém

Có nhiều cách để hạn chế mùi hôi chân, dưới đây là những cách đơn giản trị chứng hôi chân hiệu quả.



Ngoài những mẹo với củ cải trắng, bạn có thể áp dụng những bài thuốc dưới đây để loại bỏ mùi hôi chân:

  • Sử dụng trà: Trà mạn 100g, hãm với 2 lít nước sôi, để ấm ngâm chân hàng ngày. Mỗi ngày ngâm khoảng 20 - 30 phút. Thời điểm ngâm tốt nhất là vào buổi sáng. Lượng a-xít tanic trong trà sẽ giết chết vi khuẩn và làm se khít lỗ chân lông, giúp chân khô và khử mùi hôi.
  • Sử dụng muối và gừng: Muối tinh 5g, gừng tươi 20g. Gừng tươi rửa sạch, thái lát mỏng. Gừng thái lát đun với 1 lít nước, sôi khoảng 5 phút bắc ra cho muối vào. Để ấm ngâm chân trong khoảng 10 phút. Ngày thực hiện 2 lần vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ. Thực hiện trong 7-10 ngày. Bài thuốc này không chỉ giúp khử mùi hôi, mà còn có thể tiêu trừ mệt nhọc, đem lại cảm giác thoải mái, dễ chịu.
  • Sử dụng lá sung: Lá sung tươi 200g, rửa sạch đun với nước trong khoảng 10 phút, đợi nước đủ ấm, dùng ngâm chân trong 15 phút. Mỗi ngày 2 lần, thông thường 3 - 5 ngày sẽ hết mùi hôi.
  • Sử dụng phèn chua: 50g phèn chua, tán thành bột, xoa lên lòng bàn chân trong 10 phút vào buổi sáng. Làm liên tục khoảng 5 - 7 ngày chân sẽ không bị ra mồ hôi gây mùi khó chịu.
  • Sử dụng lá nha đam: Lá nha đam tươi, rửa sạch, vò lấy chất nhờn từ lá nha đam xoa lên lòng bàn chân rồi để khô tự nhiên, có tác dụng trị mùi hôi rất tốt. Mỗi lần dùng 1 lá cho 1 chân, mỗi tuần làm 2 - 3 lần.
  • Ngâm chân vào chậu nước ấm đã pha thêm giấm. Để tăng thêm hiệu quả, cho thêm vài giọt tinh dầu cỏ xạ hương vào chậu nước. Loại tinh dầu này có khả năng khử trùng mạnh mẽ nên sẽ tiêu diệt tận gốc những vi khuẩn gây mùi. Ngâm chân từ 15 - 20 phút, mỗi tuần một lần.


Ngâm chân với muối và gừng không chỉ giúp khử mùi hôi, mà còn có thể tiêu trừ mệt nhọc.

Lưu ý, nếu chân có tổn thương hở hoặc vùng da bị tổn thương không được áp dụng các phương pháp trên. Khi chân có mùi hôi ngày càng nặng do lở loét, nấm, viêm da... nên đến bác sĩ chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán, tư vấn và điều trị thích hợp. Để phòng chứng hôi chân, cần giữ gìn vệ sinh bàn chân sạch sẽ, giữ da luôn khô ráo, thông thoáng, thường xuyên thay tất và đi các loại giày, dép thoáng khí...

Nếu bạn muốn tránh khỏi việc chân có mùi hôi, dưới đây là một số điều bạn có thể làm. Nhưng tất nhiên, bạn vẫn không thể quên việc vệ sinh sạch sẽ bàn chân, tất và giày dép.

  • Rửa chân bằng xà bông và nước ít nhất 1 lần/ngày. Hãy đảm bảo rửa sạch các kẽ giữa những ngón chân, móng chân để cho chúng hoàn toàn sạch sẽ.
  • Cắt móng chân gọn gàng.
  • Mang tất làm từ vật liệu thoáng khí. Nếu đi tất làm từ vật liệu tổng hợp như tất vải sẽ không hấp thụ mồ hôi và khiến cho mồ hôi bị mắc kẹt trong giày và làm chân bị bốc mùi.
  • Loại bỏ da chết ở bàn chân.
  • Thay tất 1 lần/ngày và không sử dụng lại, đặc biệt là trong thời tiết nóng.
  • Thay giày luôn phiên, tránh đi cùng một đôi giày trong thời gian dài.
  • Đặt thêm miếng lót giày để tăng hiệu quả làm khô và bốc hơi mồ hôi ở bàn chân.
  • Bảo quản giày trong tủ thông thoáng hoặc kệ để giữ giày khô ráo.
  • Không nên đi giày nếu giày bị ướt do trời mưa bởi vi sinh vật có thể phát triển mạnh trong môi trường ẩm ướt.

11 mẹo loại bỏ mùi hôi chân hiệu quả

Vì sao cây không thể cao mãi?

Từng tuyên bố tạo ra máy tính lượng tử mạnh nhất lịch sử, Honeywell công bố sản phẩm đầu tiên: Hệ thống H1 với 10 qubit

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

Đăng ngày: 31/03/2025
12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật

12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật

Chất đạm được xem là nền tảng của cuộc sống do nó là dưỡng chất tạo thành các axít amin thúc đẩy sự phát triển và phục hồi của tế bào.

Đăng ngày: 29/03/2025
Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Đăng ngày: 26/03/2025
Lịch sử tình dục của loài người

Lịch sử tình dục của loài người

Chim làm chuyện ấy, ong làm chuyện ấy, con người từ thuở sơ khai cũng đã làm chuyện ấy. Nhưng hoạt động này đã thay đổi như thế nào trong hàng nghìn năm qua, và thậm chí chỉ trong vài thập kỷ vừa rồi?

Đăng ngày: 24/03/2025
Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây ra và thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân.

Đăng ngày: 22/03/2025
Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?

Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?

Bóng cười là khí gây cười, tên hóa học là Đinitơ monoxit hay nitrous oxide, là hợp chất hóa học với công thức N2O. Khi bơm vào bóng bay, gọi là bóng cười (funkyball).

Đăng ngày: 19/03/2025
Bệnh tật tiềm ẩn đằng sau nụ hôn

Bệnh tật tiềm ẩn đằng sau nụ hôn

Hôn người khác có thể kéo đến từ những bệnh nhẹ như herpes miệng đến vấn đề nghiêm trọng hơn như viêm màng não do virus hoặc quai bị.

Đăng ngày: 18/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News