Trời rét nhiều trẻ bị bỏng vì người lớn bất cẩn
Hơn một tháng gần đây, lượng bệnh nhân đến khoa Bỏng, Bệnh viện Saint Paul, Hà Nội tăng đột biến; 2/3 là trẻ nhỏ. Nguyên nhân chủ yếu là do bỏng nước sôi.
>>> Các bước sơ cứu bỏng ở trẻ em
Nằm điều trị tại khoa hơn một tuần, cả người bé Nam, 2,5 tuổi ở Gia Lâm, Hà Nội quấn băng gần như kín. Theo lời kể của gia đình, bé ở nhà bán quán nước với bố. Hôm đó, bố có sai cháu về gọi anh đem ấm nước trên bếp đặt trước cửa nhà mang ra quán để pha trà. Nam chạy về nhà gọi nhưng anh khóa cửa sang nhà hàng xóm chơi không chịu về. Thấy vậy, bé thò tay xách ấm nước. Ấm nước quá nặng bị đổ, nước nóng đổ lên người khiến cậu bé bị bỏng nặng.
Bé Nam bị bỏng nước sôi trên diện rộng. (Ảnh: Hà An)
Nghe tiếng con kêu thất thanh, anh Tiến - bố bé - chạy về thì thấy khắp hai cánh tay, bụng và chân con ướt nhẹp, bốc hơi ngùn ngụt. Anh vội vàng đưa con đến Bệnh viện Đức Giang cấp cứu và được chuyển tiếp đến Bệnh viện Saint Paul.
Bác sĩ Nguyễn Thống, Trưởng khoa Bỏng, Bệnh viện Saint Paul, cho biết cậu bé bị bỏng khá sâu, diện tích bỏng rộng, phải điều trị tích cực.
Theo bác sĩ Thống, những trường hợp trẻ bị bỏng nước sôi như Nam không phải hiếm gặp thời gian gần đây. Khoa đang điều trị cho khoảng 50 bệnh nhân thì có đến 35 ca là trẻ nhỏ. Chỉ tính riêng trong tháng 12/2014 cũng có 47 bệnh nhân nhi từ 1 đến 6 tuổi điều trị ngoại trú.
“Đã thành lệ, những tháng cận Tết tỷ lệ trẻ nhập viện do bỏng đều tăng đột biến. Nguyên nhân là do người lớn sơ xuất, mải dọn nhà, làm việc nhà mà không quan tâm đến trẻ. Đáng lưu ý trong số này là trẻ dưới 3 tuổi, chưa ý thức được nguy cơ gây nguy hiểm có thể xảy ra. Chỉ một phút bất cẩn của người lớn là nguy hiểm có thể xảy ra ngay với trẻ”, bác sĩ Thống nói.
Các bác sĩ khuyến cáo, trẻ 2-5 tuổi rất hiếu động, tò mò, chưa ý thức được sự nguy hiểm nên sự an toàn của trẻ hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức và kỹ năng của cha mẹ. Trẻ dễ bị bỏng khi người lớn để những vật dễ gây bỏng như nước sôi, canh nóng, bếp nấu ăn, bàn là nóng... trong tầm với của trẻ hoặc nơi trẻ thường qua lại. Để phòng tránh, cha mẹ cần để những vật này ở những nơi trẻ không sờ hoặc với tới được.
Nếu chẳng may trẻ bị bỏng thì cha mẹ phải bình tĩnh, gỡ bỏ quần áo dính nước sôi, ngâm vùng bỏng vào nước mát, tốt nhất là nước 16-20 độ C, thời gian ngâm 15-30 phút. Trong trường hợp không có thì dùng nguồn nước mát sạch ở ngay bên cạnh, từ vòi nước. Lưu ý trong thời tiết rét đậm như hiện nay nếu diện tích bỏng rộng, trẻ quá nhỏ thì thời gian ngâm nước mát không quá lâu, tránh để trẻ bị nhiễm lạnh.
Khi ngâm xong thì băng ép nhẹ, đưa đến cơ sở y tế. Trong quá trình đó, có thể cho trẻ bù dịch trước bằng nước cam, chanh, muối đường. Tại vết bỏng khuyến cáo không bôi trứng gà, mẻ, tương, dầu hoả, rất độc. Ngoài ra, cởi bỏ quần áo trước khi phần bị bỏng sưng lên, chú ý dùng kéo cắt bỏ quần áo cho bé nếu quần áo dính vào vết bỏng. Không được lấy bất cứ vật gì bám trên vết bỏng.

Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?
Cách đây không lâu một nghiên cứu do Đại học Havard với sự tài trợ từ chính phủ Mỹ đã kết luận 75% trong số 51 loại tinh dầu thuốc lá điện tử có chứa diacetyl, một loại chất gây bệnh viêm phổi tắc nghẽn.

20 tác dụng thú vị của chanh tươi
Chanh là loại quả có rất nhiều công dụng trong cuộ sống: làm gia vị, pha nước, làm đẹp... được con người sử dụng hàng ngày. Ngoài ra chanh tươi còn có rất nhiều những công dụng rất thú vị khác mà ít người biết tới: chữa đau răng, diệt cỏ dại, đuổi kiến...

Người bị rắn độc cắn trăm lần không chết
Một nhà khoa học nghiệp dư Mỹ tuyên bố miễn dịch với nọc của các loài rắn cực độc sau thời gian dài thực nghiệm cho rắn độc cắn vào người hơn 160 lần.

12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật
Chất đạm được xem là nền tảng của cuộc sống do nó là dưỡng chất tạo thành các axít amin thúc đẩy sự phát triển và phục hồi của tế bào.

Công dụng chữa bệnh thần kỳ của rau cần
Là cây rau quen thuộc trong các bữa ăn hằng ngày, rau cần nước còn là vị thuốc chữa được nhiều loại bệnh mà ít ai biết.

Say nắng, say nóng: Nguyên nhân và cách xử trí
Say nắng, say nóng là hiện tượng thường gặp trong mùa hè, đặc biệt là trong những ngày nắng nóng cao điểm...
