Trộn rượu với caffeine nguy hiểm như thế nào?

Về lý thuyết, trộn rượu với caffeine có vẻ là một ý tưởng tuyệt vời như khi pha chế loại cocktail Espresso Martini hay trộn Diet Coke với rượu rum. Nhưng nếu biết được những gì đang thực sự diễn ra bên trong cơ thể mình, có lẽ bạn sẽ thay đổi suy nghĩ.

Caffeine là một chất kích thích, nó làm cho bạn cảm thấy tỉnh táo hơn. Trong khi rượu có cả tác dụng an thần và kích thích. Theo Thư viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ, rượu cũng là một chất ức chế, nó làm chậm hoạt động của não bộ và làm suy yếu khả năng phán đoán, chức năng nhận thức và trí nhớ của bạn.

1. Làm mất kiểm soát

"Caffeine có thể làm mờ tác dụng ức chế của rượu, khiến bạn uống hết ly này tới ly khác mà không kiềm chế được", chuyên gia dinh dưỡng Nicole Rodriguez chia sẻ.

“Nó khiến bạn uống rượu nhiều hơn bình thường và làm giảm khả năng kiểm soát của bản thân”.


Caffeine có thể làm mờ tác dụng ức chế của rượu, khiến bạn uống rượu nhiều hơn.

Theo Trung tâm Dịch bệnh Kiểm soát và Phòng ngừa (CDC), những người uống rượu pha với nước tăng lực thường có xu hướng lái xe mất tập trung, bạo lực và có hành vi tình dục nguy hiểm hơn những người không uống rượu pha.

Vì vậy, thỉnh thoảng thưởng thức một ly espresso martini có lẽ không sao. Nhưng nếu bạn không tuân theo khuyến nghị của CDC (giới hạn chỉ uống rượu tối đa 2 ly mỗi ngày với nam hoặc tối đa 1 ly mỗi ngày với nữ), thì bạn sẽ tự đặt mình và những người khác vào tình thế nguy hiểm.

2. Làm tăng huyết áp và rối loạn nhịp tim

Do tác dụng kích thích và an thần, đồ uống có cồn chứa caffeine có thể gây kích thích cho tim. Và điều này đặc biệt ảnh hướng đến những người mắc bệnh tim.

Bonnie Taub-Dix, tác giả của cuốn Read It Before You Eat It: Taking You from Label to Table cho biết: “Bản thân caffeine là một chất kích thích và rượu có thể ảnh hưởng tiêu cực đến huyết áp”.

Uống quá nhiều đồ uống có cồn có thể làm tăng huyết áp của bạn, theo Mayo Clinic. Nghiên cứu cho thấy rượu có thể làm tăng huyết áp theo bằng nhiều cách.

Theo một đánh giá trên Cochrane Database of Systematic Reviews, nó có thể làm tăng hormone renin, làm co mạch máu của bạn. Điều này kích thích các hormone vasopressin và aldosterone, thúc đẩy quá trình giữ nước. Thể tích máu trong lòng mạch càng lớn thì huyết áp càng cao.

Rượu đã được chứng minh có khả năng kích thích hệ thần kinh giao cảm, tăng mức noradrenaline (một chất dẫn truyền thần kinh), điều này kích thích các thụ thể trong tim, đồng thời làm tăng nhịp tim và huyết áp.

3. Làm cho các triệu chứng lo âu và trầm cảm trở nên tồi tệ hơn

Mối liên hệ giữa rượu và trầm cảm đã được xác định rõ ràng. Mặc dù ban đầu, đồ uống có cồn có chứa caffein có thể khiến bạn cảm thấy dễ chịu, nhưng chúng có thể khiến tình trạng lo lắng và trầm cảm của bạn trở nên tồi tệ hơn về sau.

"Pha rượu với caffeine làm nó trở nên ngon miệng và dễ uống hơn. Vì vậy bạn có xu hướng uống nhiều hơn dẫn đến làm tăng nhịp tim, gây cảm giác bồn chồn và khiến bạn khó ngủ - thậm chí còn tệ hơn cả khi uống rượu không pha", Rodriguez giải thích.

Taub-Dix cho biết, cảm giác sảng khoái khi uống rượu pha caffeine cũng có thể che giấu các triệu chứng trầm cảm và lo lắng, khiến bạn uống nhiều hơn và làm suy giảm sức khỏe.

Theo Viện Quốc gia về Lạm dụng Rượu và Nghiện rượu (NIAAA), những người mắc chứng trầm cảm và rối loạn căng thẳng sau chấn thương thường có nguy cơ cao mắc chứng rối loạn sử dụng rượu (không thể ngừng hoặc kiểm soát việc sử dụng rượu).


Uống quá nhiều rượu hoặc caffeine có thể khiến bạn có nguy cơ bị mất nước.

4. Làm rối loạn cơ quan tiêu hóa

Rượu và caffein đều có tác dụng lợi tiểu, có nghĩa là chúng loại bỏ muối và nước khỏi cơ thể bạn thông qua đường tiểu. Rodriguez cho biết, uống quá nhiều rượu hoặc caffeine có thể khiến bạn có nguy cơ bị mất nước. Đó là lý do tại sao tốt nhất bạn nên uống rượu với nước để giữ nước cho cơ thể.

"Và bởi vì caffeine kích thích đường tiêu hóa, những người có dạ dày yếu hơn cũng có thể bị đau bụng hoặc tiêu chảy do uống rượu pha với caffeine", Taub-Dix nói.

Thêm vào đó, theo một nghiên cứu năm 2017 trên tạp chí Alcohol Research Current Reviews, rượu và các chất chuyển hóa của nó có thể thúc đẩy viêm ruột và thay đổi thành phần vi khuẩn, có khả năng khiến bạn dễ bị nhiễm vi rút và bị bệnh hơn.

5. Làm gián đoạn giấc ngủ của bạn

Taub-Dix nói: “Rượu có thể giúp bạn buồn ngủ, nhưng nó không giúp bạn ngủ sâu và caffeine thì khiến bạn tỉnh táo”.

Theo Harvard Health Publishing, sau một vài giờ, rượu sẽ làm tăng nồng độ epinephrine (hormone căng thẳng làm tăng nhịp tim) vì vậy bạn có thể bị thức giấc vào ban đêm thường xuyên. Và nếu trộn rượu với caffein thì bạn sẽ càng khó ngủ hơn.

Hãy nhớ rằng khi uống đồ uống có cồn có chứa caffein, bạn sẽ khó có một giấc ngủ ngon hoặc có thể bị đau dạ dày, đặc biệt nếu bạn nhạy cảm với caffeine. Bạn cũng có thể cảm thấy hơi mất nước, vì vậy hãy nhớ uống nhiều nước.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những lợi ích sức khỏe ít người biết của quả mãng cầu

Những lợi ích sức khỏe ít người biết của quả mãng cầu

Tất cả các bộ phận của cây mãng cầu xiêm đều có công dụng chữa bệnh: quả được ăn tươi hoặc làm mứt, trong khi lá, vỏ thân, rễ, hạt.. được sử dụng rộng rãi trong các loại thuốc sắc của y học cổ truyền.

Đăng ngày: 09/05/2025
11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông

11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông

Trong một bài viết trên trang The Conversation, các chuyên gia đã chỉ ra 8 mẹo nhỏ giúp bạn thức dậy dễ dàng và thoải mái hơn trong mùa đông.

Đăng ngày: 09/05/2025
Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng

Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng

Nước muối sinh lý ngày càng trở nên thân thuộc hơn với con người. Đặc biệt khi môi trường ngày càng ô nhiễm dẫn tới căn bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng ngày càng hoành hành thì tác dụng của nước muối sinh lý lại trở nên hữu hiệu.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống

Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống

Mì tôm sống thơm thơm, giòn giòn lại rẻ tiền, không phải mất công nấu nướng chế biến là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn học sinh sinh viên.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tập luyện ở độ tuổi 70 - có nên không?

Tập luyện ở độ tuổi 70 - có nên không?

Câu hỏi tuần này: Có người khuyên tôi nên luyện tập thể dục nhiều hơn nhưng tôi đang lo sẽ có một số ảnh hưởng không tốt lắm vì năm nay tôi đã ở tuổi 73 rồi.

Đăng ngày: 07/05/2025
Bạn “thuận” mắt trái hay mắt phải?

Bạn “thuận” mắt trái hay mắt phải?

Những nghiên cứu đặc biệt đã được tiến hành và cho kết luận rằng 2/3 thuận mắt phải và phần còn lại thuộc về những người thuận mắt trái. Một con người thường có hai tay, hai chân, hai mắt, hai bán cầu não. Nhưng đó chỉ là cái nhìn đầu tiê

Đăng ngày: 06/05/2025
Cẩm nang đặc biệt giúp giữ ấm khi đi chơi tuyết

Cẩm nang đặc biệt giúp giữ ấm khi đi chơi tuyết

Sapa đang vào những ngày nhiệt độ giảm cực mạnh, băng tuyết xuất hiện đã trở thành hiện tượng kỳ thú và hấp dẫn.

Đăng ngày: 04/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News