Trung Quốc biến Thành Đô thành trung tâm siêu máy tính, đẩy mạnh kinh tế số
Ngày càng nhiều trung tâm siêu máy tính mọc lên ở Thành Đô, thủ phủ của tỉnh Tứ Xuyên, tạo nền tảng để Trung Quốc đẩy mạnh kinh tế số.
Kỹ thuật số tiếp tục đóng vai trò trụ cột trong nền kinh tế Trung Quốc. Với lượng dữ liệu khổng lồ được tạo ra mỗi ngày, quốc gia Đông Á muốn mở rộng sức mạnh tính toán của mình bằng cách xây dựng các trung tâm siêu máy tính ở khu vực phía tây. Thủ phủ Thành Đô của tỉnh Tứ Xuyên đang nổi lên là một lựa chọn lý tưởng.
"Trung tâm Siêu máy tính Thành Đô (CSC) là một cơ sở hạ tầng lớn. Với sức mạnh tính toán và đội ngũ chuyên gia, chúng tôi có thể hỗ trợ điện toán cho các ngành đổi mới công nghệ, chẳng hạn như nghiên cứu phát triển và thiết kế năng lượng mới. Ngoài ra, việc xây dựng trung tâm sẽ lấp đầy lỗ hổng trong cách bố trí hệ thống siêu máy tính quốc gia ở khu vực phía tây", Li Jiajia, Giám đốc điều hành và bảo trì của trung tâm, cho biết.
Trung tâm Siêu máy tính Thành Đô. (Ảnh: CSC)
CSC được khánh thành vào tháng 9/2020 và trở thành trung tâm siêu máy tính quốc gia thứ mười của Trung Quốc. Cơ sở này sử dụng công nghệ xử lý "cây nhà lá vườn", tập trung vào tính chính xác của các phép tính. Các nhà chức trách cho biết sẽ có thêm nhiều trung tâm tương tự được xây dựng ở Thành Đô trong thời gian tới.
"Sức mạnh máy tính có thể coi là một nguồn tài nguyên công cộng. Nó có thể được sử dụng để phân tích tất cả các loại dữ liệu và cung cấp cho chúng ta kết quả cần thiết để phân tích mô hình lớn", Wang Zhiguo, quản lý Trung tâm Máy tính AI Thành Đô, nói với CCTV+.
Các chuyên gia cho rằng Thành Đô là một lựa chọn lý tưởng cho dữ liệu ít nhạy cảm về thời gian.
"Đối với dữ liệu ít nhạy cảm về thời gian và không cần phụ thuộc nhiều vào Internet, nhưng đòi hỏi khả năng tính toán cao, chẳng hạn như kết xuất video, phân tích dữ liệu dài hạn và phân tích nhật ký, Thành Đô là một lựa chọn tuyệt vời do lợi thế về năng lượng và dữ liệu. Thành Đô có thể triển khai lượng máy tính khổng lồ với chi phí rất thấp", Phó giáo sư Zeng Liaoyuan tại Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc giải thích.
Hơn 60% điện năng của Tứ Xuyên đến từ thủy điện, tạo ra nguồn cung năng lượng rẻ và bền vững. Ngoài ra, có rất nhiều vùng đất mở ở Thành Đô, biến nó trở thành một nơi hoàn hảo để xây dựng các trung tâm dữ liệu.

Hầm chứa chất thải hạt nhân an toàn trong 100.000 năm
Hầm Onkalo nằm ở độ sâu hơn 400 m dưới lòng đất chuyên lưu trữ chất thải có độ phóng xạ cao từ nhà máy điện hạt nhân, dự kiến hoạt động từ năm 2024.

Cung thiếu nhi Hà Nội - Di sản kiến trúc hiện đại, nơi lưu giữ "hồn nơi chốn" và ký ức tuổi trẻ Hà Nội
Cũng như Văn Miếu Quốc Tử giám hay Nhà hát lớn, Cung thiếu nhi Hà Nội là một thiết chế văn hoá quan trọng, mỗi công trình đánh dấu một thời kỳ lịch sử của Hà Nội – thời kỳ hiện đại Việt Nam.

Kim tự tháp Cestius: Công trình độc đáo thời La Mã cổ
Nhắc đến kim tự tháp, người ta thường liên tưởng tới Ai Cập cổ đại, tuy nhiên, những cấu trúc bốn mặt với đỉnh thuôn nhọn này cũng được tìm thấy trên khắp thế giới, thuộc nhiều nền văn hóa khác nhau.

Đập thủy điện lớn nhất châu Phi công suất hơn 5.000MW
Thủ tướng Ethiopia, Abiy Ahmed, hôm 20/2 ấn nút kích hoạt turbine ở siêu đập GERD, đưa siêu đập thủy điện vào vận hành.

Sirindhorn – Trang trại điện mặt trời nổi lớn nhất thế giới
Trang trại điện năng lượng mặt trời nổi lớn nhất thế giới vừa đi vào vận hành tại Thái Lan, với quy mô bằng hơn trăm sân bóng đá cộng lại.

Nhà máy điện rác Sóc Sơn đã sẵn sàng hoạt động
Các hạng mục chính của Nhà máy điện rác Sóc Sơn đã hoàn tất, sẵn sàng tiếp nhận và xử lý lượng lớn rác thải sinh hoạt mỗi ngày của thủ đô.
