Trung Quốc công bố bản đồ địa chất Mặt trăng thu từ chương trình Hằng Nga

Hôm 21/4, Trung Quốc vừa công bố tập bản đồ địa chất Mặt trăng có độ chính xác cao đầu tiên trên thế giới dựa trên các dữ liệu có được trong chương trình thám hiểm Hằng Nga.

Tập bản đồ địa chất có tỷ lệ 1:2,5 triệu, gồm bản đồ địa chất của toàn bộ Mặt trăng, bản đồ phân bố các loại đá trên Mặt trăng, bản đồ phác thảo kiến tạo Mặt trăng và 30 bản đồ địa chất phụ tiêu chuẩn của Mặt trăng.

Theo thông tin trên trang web của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc (CAS), tập bản đồ do Viện sĩ Âu Dương Tự Viễn và nhà nghiên cứu Lưu Kiến Trung của Viện Địa hóa học thuộc CAS dẫn dắt, phối hợp với nhiều nhà khoa học của các trường đại học và viện nghiên cứu biên soạn từ năm 2012.


Trung Quốc công bố tập bản đồ địa chất Mặt trăng có độ chính xác cao đầu tiên trên thế giới. (Ảnh: Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc).

Viện sĩ Âu Dương Tự Viễn cho biết, hiện nay, nghiên cứu địa chất Mặt trăng vẫn sử dụng bản đồ được phát triển trong chương trình Apollo của Mỹ, tỷ lệ khoảng 1:5 triệu. Cùng với việc nghiên cứu ngày càng đi vào chiều sâu, đặc biệt là việc Trung Quốc triển khai Chương trình thám hiểm Mặt trăng mang tên Hằng Nga, bản đồ địa chất cũ đã không còn đáp ứng được nhu cầu nghiên cứu khoa học và khám phá Mặt trăng trong tương lai. Do vậy, nhóm nghiên cứu do ông dẫn dắt đã cho ra đời tập bản đồ mới này.

Còn theo nhà nghiên cứu Lưu Kiến Trung, tập bản đồ được vẽ dựa trên sự hiểu biết tổng thể và mang tính quy luật về nguồn gốc và quá trình tiến hóa của Mặt trăng, cùng các dữ liệu thám hiểm khoa học của chương trình Hằng Nga, đồng thời tham khảo dữ liệu và kết quả nghiên cứu hiện có của trong và ngoài nước.

Phát biểu tại cuộc họp báo công bố tập bản đồ, ông cũng tiết lộ thêm, cùng với việc thúc đẩy liên tục chương trình Hằng Nga và thu thập được ngày càng nhiều các dữ liệu Mặt trăng, nhóm nghiên cứu đã lên kế hoạch biên soạn bản đồ địa chất Mặt trăng có độ chính xác cao hơn với tỷ lệ 1:1 triệu từ hai năm trước, đồng thời kết hợp với nhu cầu của chương trình thăm dò Mặt trăng và nghiên cứu khoa học, đề xuất ý tưởng biên soạn các bản đồ có tỷ lệ 1:10.000 thậm chí 1:5000 đối với các khu vực mục tiêu như khu vực hạ cánh của các sứ mệnh thám hiểm Mặt trăng tiếp theo. Bên cạnh đó, bản đồ địa chất sao Hỏa cũng đã được đưa vào kế hoạch nhằm đáp ứng nhu cầu nghiên cứu về quá trình tiến hóa địa chất của sao Hỏa.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Lần đầu tiên phát hiện neutrino

Lần đầu tiên phát hiện neutrino "ma quái" bên trong máy gia tốc hạt lớn nhất thế giới

Lần đầu tiên, các nhà vật lý đã tạo ra và phát hiện ra các "hạt ma" năng lượng cao bên trong máy nghiền nguyên tử lớn nhất thế giới.

Đăng ngày: 09/05/2025
Kính viễn vọng James Webb chuẩn bị dọ thám 2

Kính viễn vọng James Webb chuẩn bị dọ thám 2 "siêu Trái đất" kỳ lạ

Kính viễn vọng không gian James Webb sẽ khám phá những thế giới mới ở một mức độ chi tiết chưa từng có trước đây.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Phát hiện không ngờ ở mặt trăng của hành tinh

Phát hiện không ngờ ở mặt trăng của hành tinh "có thể có sự sống"

Nếu như dấu hiệu về đại dương ngầm của sao Diêm Vương khiến một số nhà khoa học kỳ vọng về sự sống thì đại dương ngầm trong mặt trăng Charon của nó lại là một địa ngục ngược đời.

Đăng ngày: 08/05/2025
Phát hiện thêm

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người

Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Đăng ngày: 08/05/2025
NASA tìm ra

NASA tìm ra "dấu hiệu sự sống" trên vật thể thấy được bằng mắt thường

Một "vườn ươm sao" huyền ảo mà bạn có thể nhìn thấy trên bầu trời những đêm không trăng vừa hé lộ thứ có thể là tín hiệu về sự ra đời của các hành tinh giống như Trái đất.

Đăng ngày: 07/05/2025
Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Đăng ngày: 07/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News