Trung Quốc công bố bản đồ Mặt trăng chi tiết nhất

Trung Quốc tung ra bản đồ địa hình Mặt trăng mới với tỷ lệ 1:2.500.000 chi tiết nhất đến nay, hé lộ nhiều loại đá và hố va chạm.

Các nhà khoa học từ Viện Địa hóa thuộc Viện hàn lâm Khoa học Trung Quốc (CAS) cùng nhiều tổ chức khác như Viện hàn lâm Khoa học Địa chất Trung Quốc, Đại học Khoa học Trái đất Trung Quốc, Đại học Sơn Đông, lập bản đồ địa hình Mặt trăng với độ phân giải cao dựa trên dữ liệu từ dự án thám hiểm Mặt trăng Hằng Nga cũng như các dữ liệu và kết quả nghiên cứu khác từ nhiều tổ chức quốc tế. Bản đồ mới được công bố trên tạp chí Science Bulletin hôm 30/5.

Trung Quốc công bố bản đồ Mặt trăng chi tiết nhất
Trung Quốc công bố bản đồ địa hình Mặt trăng tỷ lệ 1:2.500.000. (Ảnh: Viện Địa hóa thuộc Viện hàn lâm Khoa học Trung Quốc (CAS)).

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc giới thiệu đây là bản đồ Mặt trăng chi tiết nhất từ trước đến nay với tỷ lệ 1:2.500.000, vượt qua bản đồ bề mặt Mặt trăng do Trung tâm Khoa học Địa chất học vũ trụ thuộc Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) công bố năm 2020. Bản đồ này có tỷ lệ 1:5.000.000, được lập bởi Trung tâm Khoa học Địa chất học vũ trụ hợp tác với NASA và Viện Hành tinh và Mặt trăng.

Bản đồ mới bao gồm 12.341 hố va chạm, 81 bồn địa, 17 loại đá và 14 loại cấu trúc, cung cấp thông tin phong phú về địa chất và sự tiến hóa của Mặt trăng. Nó được kỳ vọng sẽ đóng góp lớn vào công tác nghiên cứu khoa học, thám hiểm và lựa chọn địa điểm hạ cánh trên Mặt trăng.

Trong những năm qua, Trung Quốc đã thực hiện thành công nhiều nhiệm vụ khám phá Mặt trăng. Tháng 1/2019, tàu Hằng Nga 4 hạ cánh ở phía xa của Mặt trăng, trở thành phương tiện đầu tiên đáp xuống khu vực không thể nhìn thấy từ Trái đất này. Tháng 12/2020, tàu Hằng Nga 5 trở về Trái đất, mang theo mẫu đất đá quý giá mà nó lấy được từ bề mặt Mặt trăng.

Trung Quốc cũng đã để lại dấu ấn của nước này trên Mặt trăng. Ít nhất 8 cấu trúc gần vị trí tàu Hằng Nga 5 hạ cánh được đặt tên theo các nhà khoa học và địa danh của Trung Quốc vào tháng 5/2021. Liên đoàn Thiên văn Quốc tế (IAU), tổ chức có trụ sở tại Paris, đã chấp thuận 8 tên Trung Quốc cho các cấu trúc ở khu vực gần vị trí tàu Hằng Nga 5 hạ cánh. Tổng số cấu trúc địa lý trên Mặt trăng hiện có tên Trung Quốc là 35. Ngoài ra, nước này cũng dự định đưa phi hành đoàn lên Mặt trăng vào khoảng năm 2030.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Cách xa 1,4 tỷ km, tàu tỷ đô của NASA gửi về bức ảnh bí ẩn khiến giới khoa học sửng sốt

Cách xa 1,4 tỷ km, tàu tỷ đô của NASA gửi về bức ảnh bí ẩn khiến giới khoa học sửng sốt

Bức ảnh bí ẩn này có gì đặc biệt mà khiến các nhà khoa học bất ngờ?

Đăng ngày: 10/06/2022
Phát hiện cấu trúc bí ẩn trong thiên hà khổng lồ

Phát hiện cấu trúc bí ẩn trong thiên hà khổng lồ

Một thiên hà xa xôi với hố đen ở trung tâm đã phun phát xạ. Đó là chuẩn tinh 3C 273 cổ đại và rực rỡ, nằm trong một thiên hà hình elip khổng lồ trong chòm sao Xử Nữ.

Đăng ngày: 10/06/2022
Thiên thạch va trúng kính viễn vọng 10 tỉ USD của NASA

Thiên thạch va trúng kính viễn vọng 10 tỉ USD của NASA

Một thiên thạch nhỏ đã va vào kính viễn vọng không gian James Webb, làm biến dạng một trong những tấm gương của kính song không ảnh hưởng đến lịch trình quan sát dự kiến.

Đăng ngày: 09/06/2022
Bằng chứng mới về khả năng Trái đất

Bằng chứng mới về khả năng Trái đất "đảo ngược"

Lớp vỏ bảo vệ Trái đất có sự thay đổi bất thường trong 2 thế kỷ qua, điều có thể ảnh hưởng đến tình trạng đảo ngược cực từ của hành tinh.

Đăng ngày: 09/06/2022
Nếu Trái đất bị phá hủy, chúng ta có kịp di cư sang 1 hành tinh khác không?

Nếu Trái đất bị phá hủy, chúng ta có kịp di cư sang 1 hành tinh khác không?

Khoảng 5 tỷ năm nữa, Mặt trời sẽ rời khỏi dãy chính và trở thành một sao khổng lồ đỏ.

Đăng ngày: 08/06/2022
Sáng sớm mai, chờ đón

Sáng sớm mai, chờ đón "mưa sao băng ban ngày" siêu dày đặc

Một trong những trận mưa sao băng khó quan sát nhất trên thế giới đang chuẩn bị đạt cực đại với 200 ngôi sao băng mỗi giờ.

Đăng ngày: 07/06/2022
Thực vật có

Thực vật có "sống" được trên Mặt trăng?

Lần đầu tiên cây trồng trên mặt đất có thể nảy mầm và phát triển trong đất lấy từ Mặt trăng trong một thử nghiệm mang tính cột mốc vừa được công bố.

Đăng ngày: 07/06/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News