Trung Quốc đẩy mạnh kế hoạch xây dựng hệ thống phòng thủ không gian

Bắc Kinh đang tìm cách xây dựng một hệ thống có khả năng giám sát hiệu quả các tiểu hành tinh và thay đổi hướng đi của chúng để bảo vệ Trái đất khỏi các tác động tiềm tàng.

Theo kênh truyền hình RT, Phó Cục trưởng Cục Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc (CNSA), Wu Yanhua, ngày 24/4 tiết lộ Bắc Kinh dự kiến tấn công thử nghiệm một tiểu hành tinh vào năm 2025.


Tiểu hành tinh luôn là một mối đe dọa trong không gian với Trái đất.

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Vũ trụ của Trung Quốc, ông Wu cho biết Trung Quốc sẽ thiết lập một hệ thống giám sát và phòng thủ tiểu hành tinh gần Trái đất đồng thời có khả năng bảo vệ tàu vũ trụ.

Hệ thống có các bộ phận trên mặt đất và trong không gian, sẽ lập danh sách và phân tích các tiểu hành tinh để xác định tiểu hành tinh nào gây ra mối đe dọa tiềm tàng cho Trái đất hoặc nhân loại. Đặc biệt, hệ thống sẽ cài đặt phần mềm mô phỏng máy tính nhằm mô hình hóa các tác động tiềm ẩn của tiểu hành tinh.

Theo Thời báo Hoàn cầu, dự án vẫn đang chờ phê duyệt từ giới chức Trung Quốc. Quá trình phê duyệt cần sự phối hợp của nhiều ban ngành.

Trung Quốc không phải là quốc gia duy nhất lo ngại về mối đe dọa từ các tiểu hành tinh. Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) cũng đang phát triển một dự án tương tự. Tháng 11/2021, Cơ quan Không gian Mỹ đã phóng một tàu thăm dò để tấn công một tiểu hành tinh nhỏ với mục đích kiểm tra xem liệu có thể thay đổi hướng đi của tiểu hành tinh thông qua va chạm hay không và liệu đây có thể là một biện pháp bảo vệ Trái đất hiệu quả trước mối đe dọa như vậy hay không.

Tàu thăm dò DART được gắn trên tên lửa Falcon 9 của SpaceX sẽ tấn công một tiểu hành tinh nhỏ quay quanh một tiểu hành tinh có kích thước lớn hơn, làm thay đổi tốc độ của nó. Toàn bộ quá trình sẽ được quan sát và đo lường từ Trái đất. Dự kiến tàu thăm dò sẽ hoàn thành mục tiêu sau 10 tháng phóng.

Trong một tuyên bố vào tháng 10/2021, NASA cho biết trong 100 năm tới, không có bất kì tiểu hành tinh nào có khả năng gây ra thiệt hại nghiêm trọng có nguy cơ va chạm với Trái đất. Tuy nhiên, cơ quan này cũng nói thêm mới chỉ có 40% tiểu hành tinh được phát hiện trong không gian.

Một mảnh thiên thạch đã rơi xuống và gây ra vụ nổ tại thành phố Chelyabinsk (Nga) vào năm 2013. Mặc dù vật thể này bốc cháy trong bầu khí quyển và chỉ còn những mảnh vỡ nhỏ rới xuống Trái đất, nhưng vụ nổ đã khiến hơn 1.600 người bị thương, trong đó hàng chục người phải nhập viện.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Đăng ngày: 02/07/2025
Đường thay đổi ngày quốc tế

Đường thay đổi ngày quốc tế

Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Đăng ngày: 30/06/2025
Phương pháp đo khoảng cách tới sao và thiên hà

Phương pháp đo khoảng cách tới sao và thiên hà

Việc nhìn một ngôi sao trên bầu trời, vốn chỉ hiện lên biểu kiến dưới dạng một chấm sáng nhỏ và ước tính khoảng cách của nó dường như rất mơ hồ.

Đăng ngày: 30/06/2025
Bản đồ trái đất và các hành tinh

Bản đồ trái đất và các hành tinh

Nếu bạn là người bắt đầu yêu thích môn thiên văn học thì việc nhận dạng vị trí, tên gọi, thông tin về các hành tinh trong vũ trụ không phải là điều dễ dàng.  Với Home Planet, bạn có thể dễ dàng biết được tất cả các th&ocirc

Đăng ngày: 29/06/2025
Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu

Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu

Tên đăng ký phải sử dụng từ 4 đến 16 ký tự La tinh và chưa từng được đặt cho bất cứ thiên thể nào khác.

Đăng ngày: 28/06/2025
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 27/06/2025
Khám phá vũ trụ qua bản đồ thực tế ảo 3D chi tiết nhất

Khám phá vũ trụ qua bản đồ thực tế ảo 3D chi tiết nhất

Các nhà khoa học Thụy Sĩ sử dụng công nghệ VR và kho dữ liệu thiên văn khổng lồ để mô phỏng vũ trụ 360 độ trong thời gian thực.

Đăng ngày: 24/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News