Trung Quốc hé lộ bể nhiên liệu cho tên lửa hạng siêu nặng

Trung Quốc chế tạo bể nhiên liệu đẩy rộng 9,5m, hướng tới việc phát triển tên lửa Trường Chinh 9 với sức chở 150.000kg hàng hóa.

Viện Công nghệ Phương tiện phóng Trung Quốc (CALT) thông báo sản xuất thành công bể nhiên liệu đẩy đường kính 9,5 m, đạt được bước tiến cần thiết để sản xuất một bể nhiên liệu bền chắc nhưng cũng đủ mỏng nhẹ để dùng cho các vụ phóng tên lửa, Space hôm 7/3 đưa tin.


Bể nhiên liệu có đường kính 9,5m. (Ảnh: CALT)

Bể nhiên liệu mới được chế tạo theo thông số kỹ thuật của một thiết kế cũ cho tên lửa Trường Chinh 9, không thể tái sử dụng, theo kế hoạch của Trung Quốc. Sau đó, họ chuyển đổi sang thiết kế tên lửa mới có thể tái sử dụng với đường kính 10,6m, nhưng các vật liệu và kỹ thuật như hàn ma sát khuấy vẫn sẽ dùng được cho kế hoạch mới.

Dòng tên lửa mạnh nhất và có đường kính lớn nhất hiện nay của Trung Quốc là Trường Chinh 5 với đường kính 5m, có thể đưa hàng hóa nặng khoảng 22.000kg lên quỹ đạo Trái Đất thấp (LEO). Trường Chinh 9 dự kiến phóng lần đầu vào năm 2030, có thể mang hàng hóa nặng 140.000 - 150.000 kg lên LEO.

Tên lửa này sẽ được sử dụng để xây Trạm Nghiên cứu Mặt Trăng Quốc tế (ILRS) theo kế hoạch của Trung Quốc. Nó cũng có thể giúp phóng các cơ sở hạ tầng năng lượng Mặt Trời ngoài không gian và các nhiệm vụ không gian sâu.

CALT là một bộ phận của Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ Trung Quốc (CASC) - nhà thầu chính của nước này trong lĩnh vực vũ trụ. Các bộ phận khác của CASC hoạt động trong nhiều lĩnh vực như chế tạo tên lửa, phát triển và chế tạo tàu vũ trụ, thiết kế động cơ mới.

CALT cũng đang phát triển một phương tiện phóng mới để đưa các phi hành gia lên trạm vũ trụ Thiên Cung và một phiên bản lớn hơn để đưa người lên Mặt trăng. Vụ phóng đầu tiên dự kiến diễn ra vào năm 2027.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Siêu đám thiên hà Laniakea đáng sợ như thế nào?

Siêu đám thiên hà Laniakea đáng sợ như thế nào?

Siêu đám Laniakea, còn được gọi là "Siêu đám Thiên hà Laniakea" hoặc "Siêu đám SCI", là một siêu đám chứa Dải Ngân hà và khoảng 100.000 thiên hà khác.

Đăng ngày: 11/05/2025
Có vô số ngôi sao trên trời, chúng được đặt tên và nhận dạng như thế nào?

Có vô số ngôi sao trên trời, chúng được đặt tên và nhận dạng như thế nào?

Có rất nhiều ngôi sao có thể nhìn thấy trên bầu trời đêm, nhưng qua nhiều thế kỷ, các nhà thiên văn học đã nghĩ ra cách để nhận ra chúng một cách độc đáo.

Đăng ngày: 11/05/2025
Sự thật chết chóc về cách Trái đất có thể đã ra đời

Sự thật chết chóc về cách Trái đất có thể đã ra đời

Một Trái đất rộng rãi gấp đôi là điều không thể, bởi các nhà thiên văn vừa tìm thấy một sa mạc hành tinh tử thần.

Đăng ngày: 10/05/2025
Kính viễn vọng James Webb chuẩn bị dọ thám 2

Kính viễn vọng James Webb chuẩn bị dọ thám 2 "siêu Trái đất" kỳ lạ

Kính viễn vọng không gian James Webb sẽ khám phá những thế giới mới ở một mức độ chi tiết chưa từng có trước đây.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Phát hiện không ngờ ở mặt trăng của hành tinh

Phát hiện không ngờ ở mặt trăng của hành tinh "có thể có sự sống"

Nếu như dấu hiệu về đại dương ngầm của sao Diêm Vương khiến một số nhà khoa học kỳ vọng về sự sống thì đại dương ngầm trong mặt trăng Charon của nó lại là một địa ngục ngược đời.

Đăng ngày: 08/05/2025
Phát hiện thêm

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người

Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News