Trung Quốc lập mạng lưới cảnh báo sớm động đất lớn nhất thế giới

Ngày 26-7, Cục Địa chấn Trung Quốc (CEA) thông báo nước này đã hoàn thành "Dự án quốc gia về cảnh báo sớm động đất" - mạng lưới cảnh báo sớm động đất lớn nhất trên thế giới.

Theo Tân Hoa xã, phát biểu trước báo giới, Phó cục trưởng Cục Địa chấn Trung Quốc (CEA), ông Âm Triều Dân (Yin Chao Min), cho biết dự án này cung cấp cho công chúng dịch vụ cảnh báo sớm động đất và dịch vụ báo cáo cường độ động đất nhanh chóng, thông qua việc triển khai 15.899 trạm giám sát trên khắp Trung Quốc.


Một nhân viên giới thiệu hệ thống cảnh báo sớm động đất cho phóng viên ở tỉnh Quảng Đông, miền nam Trung Quốc vào tháng 10-2019 - (Ảnh: CGTN/CFP).

Ông Âm thông tin các cảnh báo sớm có thể đến được với công chúng thông qua truyền hình, hệ thống IPTV, các ứng dụng di động như WeChat và Alipay, cũng như loa phát thanh ở địa phương.

Các cảnh báo sớm động đất sẽ được đưa ra dựa vào mạng lưới trạm giám sát địa chấn dày đặc, trước khi sóng địa chấn tàn phá ập đến.

Người dân có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa để giảm thương vong, sau khi nhận được cảnh báo trước vài giây cho đến vài chục giây trước khi động đất xảy ra.

Theo ông Âm, thông qua dự án này, Trung Quốc đã đạt được những bước đột phá đáng kể trong công nghệ cốt lõi về cảnh báo sớm động đất và báo cáo cường độ nhanh.

Hiệu suất chung của hệ thống này tương đương với tiêu chuẩn tiên tiến quốc tế.

Mạng lưới cảnh báo sớm động đất của Trung Quốc có thể phát hiện các trận động đất có cường độ từ 2,5 độ trở lên ở hầu hết các khu vực của nước này.

Ở các vùng phía đông, dự án có thể phát hiện bất kỳ trận động đất nào có cường độ từ 2 độ trở lên. Đối với các khu vực đông dân cư như thủ đô và đồng bằng sông Dương Tử, dự án sẽ phát hiện bất kỳ trận động đất nào có cường độ từ 1 độ trở lên.

Mạng lưới hiện đã được tích hợp với các ngành công nghiệp như đường sắt, đường ống, lưới điện, điện hạt nhân và khí đốt tự nhiên.

Trung Quốc là nước ghi nhận nhiều trận động đất. Năm 2023, nước này hứng chịu 18 trận động đất có cường độ trên 5.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Con sông hẹp nhất thế giới chỉ rộng vài centimet

Con sông hẹp nhất thế giới chỉ rộng vài centimet

Sông Hualai ở Trung Quốc, dài hơn 17km nhưng có chiều rộng trung bình chỉ 15 cm. Nơi hẹp nhất của nó chỉ rộng 4cm.

Đăng ngày: 02/07/2025
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 28/06/2025
Những ứng dụng của kim loại Bạc từ quá khứ đến hiện tại

Những ứng dụng của kim loại Bạc từ quá khứ đến hiện tại

Bạc là một trong những kim loại linh hoạt nhất trên Trái đất, với sự kết hợp độc đáo giữa các công dụng như một kim loại quý và kim loại công nghiệp.

Đăng ngày: 26/06/2025
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 25/06/2025
Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Đăng ngày: 23/06/2025
Bão

Bão "cyclone", bão "typhoon" và bão "tropical storm" có gì khác biệt?

Khi theo dõi thông tin về các cơn bão lớn trên thế giới, chúng ta thường thấy những cụm từ này. Vậy, chúng có gì khác biệt?

Đăng ngày: 23/06/2025
18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Đăng ngày: 22/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News