Trung Quốc muốn đưa mẫu vật sao Hỏa về trước Mỹ
Tàu Thiên Vấn 3 phóng vào khoảng năm 2030 có thể giúp Trung Quốc trở thành nước đầu tiên đưa mẫu vật sao Hỏa về Trái đất thành công.
Wu Weiren, giám đốc thiết kế Chương trình khám phá Mặt Trăng của Trung Quốc, dự đoán nước này có thể đánh bại Mỹ trong cuộc đua đưa mẫu vật đá từ hành tinh đỏ về Trái đất, MSN hôm 26/4 đưa tin. "Trung Quốc sẽ phóng tàu vũ trụ Thiên Vấn 3 vào khoảng năm 2030 để tiến hành nhiệm vụ mang mẫu vật sao Hỏa về", Wu Weiren chia sẻ trong bài phát biểu tại Hội thảo vũ trụ Trung Quốc tại Vũ Hán, Hồ Bắc. "Xét theo tiến độ trên khắp thế giới, chúng tôi sẽ trở thành quốc gia đầu tiên vận chuyển mẫu vật từ sao Hỏa".
Robot tự hành Zhurong của Trung Quốc trên sao Hỏa. (Ảnh: CGTN).
Wu là quan chức Trung Quốc đầu tiên trong ngành hàng không vũ trụ đưa ra dự đoán công khai như vậy. Ông cũng hé lộ Trung Quốc bắt đầu lên kế hoạch cho dự án xây dựng phòng thí nghiệm mẫu vật sao Hỏa đầu tiên trên thế giới. Sun Zezhou, đồng nghiệp của Wu kiêm giám đốc thiết kế nhiệm vụ sao Hỏa Thiên Vấn 1 năm 2021, từng tiết lộ tất cả công nghệ chủ chốt cho Thiên Vấn 3 đã sẵn sàng và công việc đang tiến triển thuận lợi.
Trung Quốc và Mỹ là hai nước duy nhất hạ cánh nhẹ nhàng trên sao Hỏa, một trong những nơi ở hệ Mặt Trời có thể tồn tại sự sống, là đích đến quan trọng cần khám phá. NASA từng kỳ vọng có thể đưa mẫu đá sao Hỏa về Trái đất vào khoảng năm 2030. Robot tự hành Perseverance của Mỹ đã thu thập một số ống mẫu vật và đặt trên bề mặt sao Hỏa để mang về sau.
Tuy nhiên, chi phí của chương trình tăng vọt từ 4 tỷ lên 11 tỷ USD buộc NASA phải bỏ qua kế hoạch ban đầu. Nếu NASA không thể gom đủ 11 tỷ USD cho nhiệm vụ này, họ sẽ không thể đưa mẫu vật về Trái đất trước năm 2040. Giám đốc NASA Bill Nelson chia sẻ họ đang xem xét đề xuất cho giải pháp nhanh và rẻ hơn để thu hồi mẫu vật.
Quá trình khám phá sao Hỏa của NASA bắt đầu cách đây 5 thập kỷ. Năm 1976, tàu đổ bộ Viking 1 và Viking 2 của họ trở thành những tàu vũ trụ đầu tiên hạ cánh trên hành tinh đỏ. Nỗ lực hạ cánh của Liên Xô và Cơ quan Vũ trụ châu Âu đều thất bại. Trung Quốc tham gia khám phá sao Hỏa khá muộn. Năm 2021, tàu vũ trụ Thiên Vấn 1 của họ triển khai thành công tàu bay quanh quỹ đạo hành tinh, đồng thời đưa một tàu đổ bộ và robot tự hành lên bề mặt sao Hỏa.

Rủi ro sức khỏe của các chuyến đi tới sao Hỏa
Thách thức sức khỏe lớn nhất đối với phi hành gia là che chắn họ khỏi bức xạ vũ trụ, các hạt năng lượng cao làm hỏng tế bào và gây ung thư.

Robot NASA gửi tín hiệu lạ từ "ốc đảo sinh vật ngoài hành tinh"
Robot NASA đang làm việc trong Jezero Crater - miệng hố Sao Hỏa khổng lồ nhiều lần xuất hiện bằng chứng về một ốc đảo sự sống - tiếp tục tìm thấy kho báu.

Sự thật khó tin về mùa đông trên sao Hỏa
Sao Hỏa có thể trải qua nhiệt độ mùa đông thấp tới -123 độ C, có hai loại tuyết với bông tuyết hình vuông và có nhiều hình thù kỳ lạ trên bề mặt khi băng tan.

Hình ảnh 2,38 tỷ pixel về khu vực trên sao Hỏa - Nơi sự sống có thể tồn tại 3,7 tỷ năm trước
Một hình ảnh 2,38 tỷ pixel của NASA cho thấy cảnh quan sao Hỏa, nơi sự sống có thể đã từng phát triển mạnh mẽ bên trong hồ.

NASA tìm ra trực thăng Ingenuity gặp nạn ở nơi có thể chứa sự sống
Tàu vũ trụ Perseverance đã gửi về Trái đất hình ảnh về người bạn đã "chết" của mình.

Phát hiện mới có thể làm thay đổi những hiểu biết về sao Hỏa
Các nhà nghiên cứu mới phát hiện khối băng khổng lồ nằm bên dưới lớp trầm tích ở sao Hỏa. Phát hiện có thể giúp chúng ta biết được thời tiết sao Hỏa trong quá khứ thế nào.
