Trung Quốc phát hiện loài thực vật mới quý hiếm

Các nhà nghiên cứu thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Trung Quốc và Đại học Nông nghiệp Hoa Nam đã phát hiện một loại thực vật mới quý hiếm tại khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Tiêm Phong Lĩnh ở Hải Nam, Trung Quốc.

Dựa trên kết quả nghiên cứu hình thái học và quan hệ có tính chu kỳ của sinh vật với khí hậu, loài thực vật này được xác nhận là loài mới và được đặt tên là “Jinzun Shuiyubei” (có nghĩa là bình vàng chén ngọc). Kết quả nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí phân loại thực vật quốc tế “Phytotaxa”.

Trung Quốc phát hiện loài thực vật mới quý hiếm
Loài thực vật mới được đặt tên "Jinzun Shuiyubei". (Ảnh: Tân Hoa xã).

“Jinzun Shuiyubei” là một loài thực vật dị dưỡng rễ nấm nhỏ. Rễ ngắn và thô, thân thẳng và không phân nhánh, màu vàng, thành trong có hoa văn dạng lưới. Theo nhà nghiên cứu tại Viện Lâm nghiệp Nhiệt đới, Viện Khoa học Lâm nghiệp Trung Quốc Hứa Hàm, các loại thực vật thuộc chi Shuiyubei có yêu cầu rất nghiêm ngặt đối với môi trường, hầu hết chúng được phân bố tại các vùng nhiệt đới, một số lượng nhỏ phân bố ở vùng cận nhiệt đới và ôn đới. Môi trường sinh thái đặc thù của Hải Nam cung cấp điều kiện sống tốt cho “Jinzun Shuiyubei” và là nơi chứa đựng đa dạng sinh học cho các loài thực vật như loài này ở Trung Quốc.

Nhà thực nghiệm cao cấp tại Đại học Nông nghiệp Hoa Nam Dương Hải Quân cũng cho biết, cái tên “Jinzun Shuiyubei” xuất phát từ một bài thơ nổi tiếng “Mời uống rượu” của Lý Bạch, một nhà thơ thời Đường. Bởi vì cây có hoa màu vàng và hình như cái chén nên được đặt tên này với dụng ý sử dụng thực vật như một phương tiện truyền tải văn hóa truyền thống, làm nổi bật vẻ đẹp của thiên nhiên hòa với nền văn hóa của con người. Điều này sẽ giúp nâng cao quan niệm sinh thái của công chúng và thúc đẩy trao đổi giữa các nền văn hóa.

Nhà nghiên cứu Dương Hải Quân nhấn mạnh, thực vật thuộc chi Shuiyubei là loại rất quý hiếm và rất nhạy cảm với những thay đổi của môi trường sinh thái rừng. Việc phát hiện ra loài này cho thấy công tác bảo vệ rừng mưa nhiệt đới ở Hải Nam rất tốt, làm phong phú thêm sự đa dạng loài thực vật và mở rộng nguồn gene thực vật hoang dã.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Nhà khoa học Việt

Nhà khoa học Việt "nhân bản" giống sâm Ngọc Linh

Nhóm nhà khoa học Trung tâm Công nghệ Sinh học TP HCM nghiên cứu tạo dòng sâm Ngọc Linh thể đa bội với ưu thế lá dày, cuống lá to, cây cao hơn so với cây tự nhiên.

Đăng ngày: 16/09/2024
Cây mận lập kỷ lục Guinness khi cho quả nặng kỷ lục, gần nửa cân

Cây mận lập kỷ lục Guinness khi cho quả nặng kỷ lục, gần nửa cân

Hai anh em người Nam Phi là Dean và Deon Barnard, vừa được ghi danh vào sách Kỷ lục Guinness khi trồng thành công quả mận gần 500g, nặng nhất thế giới.

Đăng ngày: 14/09/2024
Phát hiện ra loài cây đặc biệt có khả năng chống biến đổi khí hậu siêu tốt

Phát hiện ra loài cây đặc biệt có khả năng chống biến đổi khí hậu siêu tốt

Nghiên cứu về cây Tulip đã xác định được một cấu trúc gỗ mới lạ có tiềm năng lưu trữ carbon đáng kể. Chúng ta có thể trồng loại cây này trong các đồn điền cô lập carbon giúp chống biến đổi khí hậu.

Đăng ngày: 13/09/2024
Virus mới phát hiện tại Trung Quốc có thể gây tổn thương não

Virus mới phát hiện tại Trung Quốc có thể gây tổn thương não

Theo một nghiên cứu mới đăng tải gần đây, loại virus mới được phát hiện ở Trung Quốc có tên virus đất ngập nước (WELV) có thể gây tổn thương não trong một số trường hợp.

Đăng ngày: 13/09/2024
Loài cây được ví như yêu tinh trong truyền thuyết mang lại may mắn cho gia chủ

Loài cây được ví như yêu tinh trong truyền thuyết mang lại may mắn cho gia chủ

Cây cáo chín đuôi hay xương rồng đuôi hồ ly khiến nhiều người yêu hoa và cây cảnh mê mẩn bởi vẻ đẹp độc đáo, vô cùng cuốn hút.

Đăng ngày: 12/09/2024
Nghiên cứu phát hiện vi khuẩn gây bệnh có thể bay xa hàng ngàn km

Nghiên cứu phát hiện vi khuẩn gây bệnh có thể bay xa hàng ngàn km

Nghiên cứu mới lần đầu tiên cho thấy vi khuẩn gây bệnh cho người và mang gene kháng kháng sinh có thể di chuyển hàng nghìn km nhờ gió mạnh.

Đăng ngày: 12/09/2024
Tai nạn phát tán virus có thể đã gây ra đại dịch bí ẩn năm 1977

Tai nạn phát tán virus có thể đã gây ra đại dịch bí ẩn năm 1977

Tháng 11/1977, các cơ quan y tế ở Nga báo cáo rằng một chủng virus trên người, không phải là chủng cúm H1N1 đã được phát hiện ở Moscow, thủ đô của Nga

Đăng ngày: 11/09/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News