Trung Quốc phát triển nam châm điện trở mạnh nhất thế giới

Nam châm điện trở do các nhà khoa học Trung Quốc phát triển tạo ra từ trường với cường độ 42 Tesla, vượt qua kỷ lục cũ của Mỹ.

Nhóm nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm Từ trường Cao thuộc Viện Khoa học Vật lý Hợp Phì, Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc (CHMFL) lập kỷ lục mới khi nam châm điện trở của họ tạo ra từ trường ổn định có cường độ 42 Tesla với nguồn cung cấp điện 32,3 MW, New Atlas hôm 25/9 đưa tin. Nhóm nghiên cứu cho biết, đột phá này đến từ việc đổi mới cấu trúc nam châm và tối ưu hóa quy trình sản xuất.

Trung Quốc phát triển nam châm điện trở mạnh nhất thế giới
Nam châm điện trở mạnh nhất thế giới tại Trung Quốc. (Ảnh: HFIPS).

Kỷ lục trước đó về nam châm điện trở mạnh nhất là 41,4 Tesla, do Phòng thí nghiệm Từ tính Cao Quốc gia Mỹ thiết lập vào năm 2017. Tuy nhiên, con số 42 Tesla vẫn kém kỷ lục nam châm lai mạnh nhất với cường độ 45,2 Tesla, cũng do CHMFL thiết lập vào năm 2022.

Nam châm được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày, từ các thiết bị như loa, đồ chơi đến thiết bị y tế cao cấp. Chúng chủ yếu gồm hai loại: nam châm vĩnh cửu và nam châm điện.

Nam châm vĩnh cửu làm bằng vật liệu sắt từ như sắt, niken, coban... Giống như tên gọi, nam châm vĩnh cửu vẫn liên tục tạo ra từ trường sau khi được từ hóa.

Trong khi đó, nam châm điện làm từ cuộn dây dẫn điện và chỉ tạo ra từ trường khi có dòng điện chạy qua. Điều này cho phép kiểm soát từ trường tốt hơn, có thể bật tắt theo ý muốn, thậm chí có thể thay đổi cường độ từ trường bằng cách thay đổi dòng điện chạy qua.

Nam châm điện có thể chia thành 3 loại là nam châm điện trở, nam châm siêu dẫn và nam châm lai. Nam châm điện trở làm từ những kim loại thông thường như đồng. Nhờ đó, chúng tương đối đơn giản, trong khi vẫn cung cấp khả năng điều khiển từ trường linh hoạt và nhanh chóng. Tuy nhiên, chúng dễ bị nhiệt độ tác động.

Nam châm siêu dẫn hiệu quả hơn vì các electron có thể đi qua vật liệu mà không gặp cản trở, nhưng loại nam châm này đòi hỏi nhiệt độ cực thấp nên phức tạp và tốn nhiều năng lượng hơn. Loại thứ ba, nam châm lai, là sự kết hợp giữa nam châm điện trở và nam châm siêu dẫn.

Nhóm nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm Từ trường Cao đã dành 4 năm để cải tiến cấu trúc của nam châm điện trở và tối ưu hóa quy trình sản xuất. Nam châm mới mạnh hơn có thể giúp giới khoa học tạo ra những điều kiện khó hơn để thực hiện thí nghiệm, nhờ đó tìm hiểu các hiện tượng và quy luật vật lý mới hơn. Từ trường mạnh là yếu tố quan trọng trong nghiên cứu vật liệu, đồng thời là công cụ quan trọng cho những phát hiện mới.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Khi tàu điện ngầm biến thành trạm điện

Khi tàu điện ngầm biến thành trạm điện

Thành phố Barcelona đang sử dụng phanh tái tạo của tàu điện ngầm để chạy tàu, nhà ga và trụ sạc xe điện trong khu phố.

Đăng ngày: 28/09/2024
Viên ruby đầu tiên trên thế giới được

Viên ruby đầu tiên trên thế giới được "trồng" ngay trên nhẫn

Lần đầu tiên một " hạt giống" ruby phát triển thành viên ruby kích thước đầy đủ ngay trên một chiếc nhẫn bạch kim nhờ phương pháp hóa học.

Đăng ngày: 28/09/2024
Sự thật đằng sau lời đồn đấu sĩ La Mã chiến đấu đến chết

Sự thật đằng sau lời đồn đấu sĩ La Mã chiến đấu đến chết

Đấu sĩ La Mã thường được mô tả là người hùng trong những trận chiến đẫm máu. Những cuộc đọ sức này không hồi kết cho đến khi ít nhất một người bị giết chết.

Đăng ngày: 27/09/2024
Sự thật ít biết về chiếc khăn tối màu vắt ngang giường khách sạn

Sự thật ít biết về chiếc khăn tối màu vắt ngang giường khách sạn

Nếu thường xuyên đi du lịch và thuê phòng khách sạn, bạn sẽ thấy trên mỗi chiếc giường, ngoài chăn ga màu trắng còn có một tấm khăn màu đậm vắt ngang cuối giường.

Đăng ngày: 27/09/2024
Sự khác biệt về đũa giữa các nền văn hóa

Sự khác biệt về đũa giữa các nền văn hóa

Đôi đũa không chỉ là công cụ ăn uống mà còn mang đậm dấu ấn văn hóa của mỗi quốc gia.

Đăng ngày: 27/09/2024
Cơ chế ngăn con người nín thở đến khi chết ngạt

Cơ chế ngăn con người nín thở đến khi chết ngạt

Cơ thể có nhiều hệ thống ngăn con người nín thở quá lâu và khi hệ thống này lỗi, hệ thống khác sẽ tiếp quản.

Đăng ngày: 26/09/2024
Lần đầu tiên chúng ta có thể nhìn thấy trọng lực

Lần đầu tiên chúng ta có thể nhìn thấy trọng lực

Một thí nghiệm đột phá là tiềm năng giải mã lực hấp dẫn trong vũ trụ.

Đăng ngày: 26/09/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News