Trung Quốc phóng thành công hai vệ tinh Bắc Đẩu 2
Tân Hoa xã đưa tin vào lúc 3 giờ 10 phút sáng ngày 19/9, Trung Quốc đã phóng thành công hai vệ tinh nữa lên quỹ đạo để thiết lập hệ thống định vị toàn cầu Bắc Đẩu tự tạo của nước này.
Đây là vệ tinh thứ 14 và 15 trong hệ thống Bắc Đẩu, được phóng từ Trung tâm phóng vệ tinh Tây Xương ở tỉnh Tứ Xuyên, Tây Nam Trung Quốc, bằng tên lửa đẩy Trường Chinh-3B.
Tên lửa đẩy Trường Chinh-3B đưa hai vệ tinh mới vào vũ trụ
Kể từ khi bắt đầu cung cấp các dịch vụ thử nghiệm vào ngày 27/12/2011, hệ thống Bắc Đẩu đã hoạt động ổn định trong khi các dịch vụ không ngừng được cải thiện.
Hệ thống định vị Bắc Đẩu được sử dụng trong các lĩnh vực giao thông, dự báo thời tiết, ngư nghiệp, lâm nghiệp, viễn thông, theo dõi và lập bản đồ thủy học. Năm 2000, Trung Quốc bắt đầu xây dựng hệ thống định vị bằng vệ tinh riêng để không phải phụ thuộc vào Hệ thống định vị toàn cầu (GPS) của Mỹ.
Tuy nhiên, hệ thống Bắc Đẩu 1 gồm ba vệ tinh được thiết lập từ tháng 10/2000-5/2003 đã không thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng, do đó Trung Quốc đã quyết định xây dựng hệ thống định vị toàn cầu Bắc Đẩu 2 ưu việt hơn.
Từ tháng 4/2007 đến tháng 4 năm nay, Trung Quốc đã phóng 13 vệ tinh nữa trong hệ thống Bắc Đẩu 2 gồm tổng cộng 35 vệ tinh.
Các vệ tinh thứ 11, 12, 13 được phóng bằng các tên lửa đẩy Trường Chinh 3B và 3C vào các ngày 25/2 và 30/4.
Mạng lưới Bắc Đầu 2 sẽ cung cấp các dịch vụ cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong năm nay và trên phạm vi toàn cầu vào năm 2020.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ
Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.
