Trung Quốc phóng thất bại tên lửa tư nhân đầu tiên vào quỹ đạo

Chưa đến một phút sau khi rời bệ phóng, tên lửa đẩy 3 kỳ ZQ-1, tên lửa đầu tiên do doanh nghiệp tư nhân tại Trung Quốc phát triển đã rơi chúi xuống mặt đất.

Công ty Landscape, có trụ sở tại Bắc Kinh cho biết, tên lửa ZQ-1 hoạt động bình thường ở giai đoạn 1 và 2 khi phóng hôm 28/10 vừa qua. Trục trặc xuất hiện ở giai đoạn 3, giai đoạn cuối cùng.

"Quá trình tách tấm phủ động cơ diễn ra bình thường nhưng có điều gì đó bất thường diễn ra sau giai đoạn 2", công ty này giải thích. Tuy nhiên, thông cáo đăng trên Weibo không cho biết chi tiết cụ thể.

Trung Quốc phóng thất bại tên lửa tư nhân đầu tiên vào quỹ đạo
Tên lửa ZQ-1 được phóng tại Tửu Tuyền, tỉnh Cam Túc hôm 28/10.

Được biết, ZQ-1 là tên lửa 3 kỳ đầu tiên được chế tạo bởi một doanh nghiệp tư nhân tại Trung Quốc. Theo báo chí nước này, ZQ-1 khi phóng đang mang vệ tinh của đài truyền hình trung ương CCTV.

Đoạn video đăng trên các phương tiện truyền thông cho thấy tên lửa màu đỏ trắng, dài 19m được phóng lên bầu trời nhưng chưa đến một phút sau, nó bắt đầu chúi xuống mặt đất.

Trung Quốc phóng thất bại tên lửa tư nhân đầu tiên vào quỹ đạo
Khoảnh khắc tên lửa ZQ-1 rơi.

"Chúng tôi vẫn tin rằng chế tạo tên lửa là chiến lược đúng đắn của công ty. Chúng tôi là công ty tư nhân Trung Quốc đầu tiên tạo được tên lửa đẩy ba kỳ. Bản thân việc đó thôi đã là một thành tựu lớn", China.org.cn dẫn thông cáo của Landspace.

Trung Quốc có tham vọng rất lớn trong cuộc đua vũ trụ với Mỹ, Nga. Nước này đang nuôi hy vọng đưa con người lên Mặt Trăng và Sao Hỏa trước năm 2025. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhìn nhận các chương trình không gian là một phần quan trọng tạo nên uy thế đất nước.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Trung Quốc làm ra vật liệu siêu bền cho

Trung Quốc làm ra vật liệu siêu bền cho "thang máy vũ trụ"

Một nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Thanh Hoa của Trung Quốc vừa tuyên bố phát triển thành công loại sợi carbon siêu bền có thể dùng để chế tạo cái gọi là "thang máy vũ trụ".

Đăng ngày: 30/10/2018
Não phi hành gia thay đổi trong những chuyến du hành dài

Não phi hành gia thay đổi trong những chuyến du hành dài

Đội ngũ nghiên cứu phát hiện khối lượng chất xám trong não bộ của các đối tượng giảm đi so với kết quả ban đầu.

Đăng ngày: 29/10/2018
Diện mạo mới của thiên hà Milky Way gây sốt

Diện mạo mới của thiên hà Milky Way gây sốt

Đài quan sát ALMA bất ngờ chụp được khoảnh khắc mới của thiên hà Milky Way trong một đêm huyền diệu. Bức ảnh này chụp bởi Đài quan sát ALMA, Chi Lê ở độ cao 5.000 mét so với mực nước biển.

Đăng ngày: 28/10/2018
Em bé ngoài hành tinh đầu tiên có thể chào đời năm 2024

Em bé ngoài hành tinh đầu tiên có thể chào đời năm 2024

Một công ty Hà Lan đang lên kế hoạch tạo ra thế hệ người đầu tiên sinh ra trong vũ trụ sử dụng công nghệ hỗ trợ đặc biệt.

Đăng ngày: 27/10/2018
Vầng hào quang cực lạ quanh tinh vân hành tinh IC 5148 gây choáng

Vầng hào quang cực lạ quanh tinh vân hành tinh IC 5148 gây choáng

Sử dụng kính thiên văn Very Large của ESO, các nhà thiên văn học quốc tế phát hiện vầng hào quang ion hóa quanh tinh vân hành tinh IC 5148.

Đăng ngày: 27/10/2018
Cận cảnh cái chết của một ngôi sao

Cận cảnh cái chết của một ngôi sao

Hình ảnh đầu tiên do Đài quan sát tia X Chandra của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) chụp được, cho thấy một sao xung trẻ nhất mà giới khoa học từng nhìn thấy.

Đăng ngày: 26/10/2018
Biết là được làm phi hành gia rất khó, nhưng chẳng ai nghĩ nó lại gian nan vất vả thế này

Biết là được làm phi hành gia rất khó, nhưng chẳng ai nghĩ nó lại gian nan vất vả thế này

Vũ trụ là một thế giới bí ẩn thú vị, nhưng cũng đầy rẫy hiểm nguy. Vì vậy, được đi vào vũ trụ, các phi hành gia đều phải trải qua một quy trình chọn lọc và huấn luyện rất phức tạp.

Đăng ngày: 26/10/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News