Trung Quốc phóng vệ tinh giám sát môi trường
Sáng sớm 19/11, Trung Quốc đã phóng thành công vệ tinh giám sát môi trường Huanjing-1C (Môi trường-1C).
Cùng với hai vệ tinh đã được phóng trước đó, vệ tinh này sẽ được dùng để giám sát môi trường và giúp giảm nhẹ thiên tai.
Tên lửa mang vệ tinh Huanjing-1C rời bệ phóng - (Ảnh: news.cn)
Tân Hoa xã cho biết tên lửa Trường Chinh-2C đã đưa vệ tinh Huanjing-1C rời bệ phóng tại Trung tâm phóng vệ tinh Thái Nguyên ở Thái Nguyên, thủ phủ tỉnh Sơn Tây (miền bắc Trung Quốc) lúc 5h53 sáng 19/11. Vệ tinh này sau đó đi vào quỹ đạo đúng như kế hoạch.
Đây là vệ tinh môi trường thứ ba của Trung Quốc. Về mặt kỹ thuật, nó hơn hẳn hai vệ tinh Huanjing-1A và Huanjing-1B (được phóng năm 2008 và đang hoạt động trên quỹ đạo), có thể giúp Trung Quốc tăng cường giám sát tình hình sinh thái, cũng như thu thập thêm nhiều thông tin về các thảm họa tự nhiên ở Trung Quốc.
Theo Tân Hoa xã, chùm ba vệ tinh này sẽ giúp cảnh báo các thiên tai sẽ xảy ra trong tương lai.
Vệ tinh Huanjing-1C được phóng lúc 5h53 sáng 19/11 - (Ảnh: news.cn)
Tên lửa Trường Chinh đưa Huanjing-1C vào vũ trụ - (Ảnh: news.cn)
Chùm ảnh vệ tinh Huanjing-1C được phóng sáng 19/11 - (Ảnh: news.cn)

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ
Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.
