Trung Quốc phóng vệ tinh tự lái đầu tiên trên thế giới

Trung Quốc hôm 25/11 phóng thành công hai vệ tinh tự lái từ Trung tâm Phóng Vệ tinh Tửu Tuyền bằng tên lửa Trường Chinh-2C.

Hai vệ tinh tự lái đầu tiên trên thế giới, Siwei Gaojing-2 03 và Gaojing-2 04, do Viện Công nghệ Du hành vũ trụ Thượng Hải (SAST) phát triển nhằm thay đổi cách thức quan sát Trái Đất. Khác với vệ tinh truyền thống cần sự điều khiển liên tục từ trạm mặt đất để di chuyển, cặp vệ tinh mới có thể tự duy trì và điều chỉnh quỹ đạo mà không cần con người can thiệp.

Trung Quốc phóng vệ tinh tự lái đầu tiên trên thế giới
Các vệ tinh tự lái Siwei Gaojing-2 03 và Gaojing-2 04 phóng lên không gian. (Ảnh: CGTN).

Để đạt được điều này, các nhà phát triển đã sử dụng nhiều hệ thống tiên tiến cho vệ tinh, bao gồm công nghệ radar khẩu độ tổng hợp (SAR) và radar độ chính xác cao. Công nghệ SAR cho phép cặp vệ tinh nhìn xuyên qua mây, sương mù và bóng tối, cung cấp quan sát liên tục bất kể điều kiện thời tiết hay thời gian trong ngày. Khả năng này rất quan trọng với nhiều ứng dụng, từ giám sát tài nguyên thiên nhiên và hạ tầng đô thị đến hỗ trợ ứng phó thiên tai và giám sát quân sự.

Công nghệ vận hành tự động mang lại nhiều lợi ích, giúp giảm nhu cầu điều khiển liên tục từ trạm mặt đất, giải phóng các nguồn lực và nhân sự quý giá. Công nghệ này cũng tăng khả năng phản ứng của các vệ tinh, cho phép chúng nhanh chóng thích ứng với yêu cầu nhiệm vụ thay đổi hoặc sự kiện bất ngờ.

Gaojing-2 03 và Gaojing-2 04 nằm trong dự án mạng lưới vệ tinh viễn thám thương mại Siwei. Dự án này do Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ Trung Quốc (CASC) dẫn đầu, hướng đến thiết lập một mạng lưới gồm ít nhất 28 vệ tinh để cung cấp dữ liệu quan sát Trái Đất toàn diện cho nhiều ngành công nghiệp và ứng dụng khác nhau.

Trong lĩnh vực quản lý tài nguyên thiên nhiên, các vệ tinh sẽ đóng góp vào việc theo dõi rừng, nguồn nước, mỏ khoáng sản, cung cấp dữ liệu quý giá cho quản lý tài nguyên bền vững. Khả năng chụp ảnh trong mọi điều kiện thời tiết sẽ cho phép chúng giám sát liên tục những cơ sở hạ tầng quan trọng, hỗ trợ phát hiện vấn đề tiềm ẩn và đảm bảo an toàn công cộng. Trong trường hợp xảy ra thiên tai, chúng có thể nhanh chóng cung cấp hình ảnh của khu vực bị ảnh hưởng, giúp chính quyền đánh giá thiệt hại và tham gia cứu trợ.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Bên ngoài của thiên hà Milky Way đã bị xáo trộn bởi một lực không xác định và gây ra những chấn động kỳ lạ

Bên ngoài của thiên hà Milky Way đã bị xáo trộn bởi một lực không xác định và gây ra những chấn động kỳ lạ

Trong hành trình khám phá vũ trụ, mỗi phát hiện mới đều mang lại những góc nhìn độc đáo và đôi khi, những tranh luận sôi nổi trong cộng đồng khoa học.

Đăng ngày: 29/11/2024
Vật thể kỳ lạ có kích thước bằng Trái đất xuất hiện trên sao Mộc

Vật thể kỳ lạ có kích thước bằng Trái đất xuất hiện trên sao Mộc

Bằng cách sử dụng kính viễn vọng Không gian Hubble, các nhà khoa học hành tinh quan sát thấy những vật thể hình bầu dục tối màu xuất hiện trên sao Mộc.

Đăng ngày: 29/11/2024
Ảnh chụp mặt trăng thứ hai tạm rời xa Trái đất

Ảnh chụp mặt trăng thứ hai tạm rời xa Trái đất

Kính viễn vọng Two-Meter Twin ở Tây Ban Nha chụp ảnh 2024 PT5, tiểu hành tinh bị lực hấp dẫn Trái Đất giữ lại hai tháng, rời đi hôm 25/11.

Đăng ngày: 29/11/2024
Trên Trái đất, la bàn luôn chỉ hướng Bắc – nhưng khi mang ra ngoài không gian, nó sẽ chỉ về đâu?

Trên Trái đất, la bàn luôn chỉ hướng Bắc – nhưng khi mang ra ngoài không gian, nó sẽ chỉ về đâu?

Trên Trái đất, từ trường của hành tinh chúng ta chỉ hướng Bắc, nhưng trong không gian, mọi thứ phức tạp hơn một chút.

Đăng ngày: 29/11/2024
Vi khuẩn Trái đất đang tàn phá

Vi khuẩn Trái đất đang tàn phá "sứ giả" ngoài hành tinh

Mẫu vật lấy từ tiểu hành tinh Ryugu đã bị tràn ngập các dạng sống trên Trái Đất sau khi được đưa đến hành tinh của chúng ta.

Đăng ngày: 29/11/2024
Giải mã tín hiệu lạ truyền tới Trái đất từ một ngôi sao chết

Giải mã tín hiệu lạ truyền tới Trái đất từ một ngôi sao chết

Bên trong một mạng lưới đang phát sáng mở rộng ra bên ngoài từ một vụ nổ lớn, một ngôi sao chết đang truyền đi các xung ánh sáng vô tuyến về phía Trái đất.

Đăng ngày: 29/11/2024
Phát hiện tia vũ trụ mạnh nhất từng ghi nhận, nguồn gốc có thể gần Trái đất

Phát hiện tia vũ trụ mạnh nhất từng ghi nhận, nguồn gốc có thể gần Trái đất

Các nhà khoa học vừa phát hiện những tia vũ trụ mạnh nhất từng được ghi nhận, có khả năng xuất phát từ các nguồn bí ẩn nằm tương đối gần Trái đất.

Đăng ngày: 28/11/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News