Trung Quốc sắp phóng trạm vũ trụ lên không gian
Trung Quốc sẽ phóng trạm vũ trụ lên không gian vào khoảng quý II năm nay, theo Cơ quan không gian có người lái Trung Quốc (CMSA).
Trạm vũ trụ nặng 90 tấn này có tên Tiangong, gồm 3 phần: 1 module lõi và 2 phòng thí nghiệm không gian. Module lõi dài 16,6m với đường kính 4,2m là trung tâm, cũng là nơi các phi hành gia sống và kiểm soát toàn bộ trạm từ bên trong.
Trạm vũ trụ nặng 90 tấn này có tên Tiangong.
Trong tuyên bố hôm 4/3, CMSA cho biết module lõi cùng tên lửa đẩy Long March 5B và một số thiết bị liên quan sẽ được chuyển tới Bãi phóng Văn Xương ở tỉnh Hải Nam để kiểm tra.
"Sau các thử nghiệm này, Long March 5B sẽ được phóng vào thời điểm thích hợp", CMSA cho hay nhưng không đề cập thời gian chính xác.
Một số nguồn thạo tin cho biết, sau khi được phóng đi, Long March 5B có nhiệm vụ nâng các phần của trạm vũ trụ lên không gian để đợi các phi hành gia lắp ráp.
Theo China Daily, module lõi của trạm vũ trụ và Long March 5B vẫn trong quá trình hoàn thiện. Song song với đó, quá trình tuyển lựa và đào tạo phi hành gia điều khiển trạm vũ trụ này cũng đang diễn ra.
Theo dự đoán, trạm vũ trụ sẽ hoàn thiện và đi vào sử dụng vào năm 2022 với mục tiêu vận hành trong 15 năm. Trạm có đủ chỗ cho 3 phi hành gia sinh sống và làm việc cùng một lúc.
Năm 2024, trạm vũ trụ này của Trung Quốc có thể sẽ trở thành trạm vũ trụ duy nhất trong không gian nếu trạm vũ trụ ISS, do Mỹ dẫn đầu việc vận hành nghỉ hưu theo kế hoạch.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Tổng quan về sao Thiên Vương
Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.
