Trung Quốc sắp thử nghiệm chỉnh sửa gene trên người

Các nhà khoa học Trung Quốc sẽ là những người đầu tiêp áp dụng kỹ thuật chỉnh sửa gene Crispr trên người.

Theo Guardian, việc thử nghiệm sẽ diễn ra vào tháng 8 do Lu You, một chuyên gia về ung thư ở bệnh viện Tây Trung Quốc, trực thuộc đại học Tứ Xuyên, dẫn đầu. Nhóm chuyên gia sẽ thử nghiệm tế bào chỉnh sửa gene trên bệnh nhân ung thư phổi.

Crispr là công nghệ đột phá giúp các nhà khoa học tùy chỉnh bộ mã di truyền ADN một cách chính xác, bằng việc cắt một mẩu ADN từ tế bào người và thay thế nó bằng một đoạn mã di truyền khác thông qua sử dụng một loại enzyme được lập trình đặc biệt có tên Cas9. Ứng dụng từ công nghệ này là vô tận, từ việc thay đổi màu sắc lông chuột, cho đến chỉnh sửa các bệnh di truyền như thiếu máu hồng cầu liềm ở người.

Tới nay, quan niệm về chỉnh sửa ADN người vẫn gây nhiều tranh cãi. Tại Anh, việc biến đổi gene người bị nghiêm cấm. Các nhà nghiên cứu khắp thế giới cho rằng, chỉnh sửa ADN trên người sẽ gây những tác hại nghiêm trọng về đạo đức và an toàn.


Tế bào miễn dịch trong máu người bệnh sẽ được chèn mã di truyền mới giúp tăng cường khả năng tiêu diệt tế bào ung thư. (Ảnh: Science Library).

Hồi tháng 4, việc nhóm nghiên cứu ở trường đại học y Quảng Châu, Trung Quốc thử nghiệm thành công việc sử dụng công nghệ Crispr tạo ra phôi thai người kháng virus, tiếp tục làm dấy lên tranh cãi.

Tuy nhiên, thử nghiệm sắp tới vào tháng 8 của đại học Tứ Xuyên không can thiệp vào mã di truyền ADN nên không ảnh hưởng tới việc thế hệ sau thừa hưởng gene của bố mẹ.

Họ sẽ tiến hành trên bệnh nhân mắc ung thư phổi không tế bào nhỏ. Ung thư phổi chia làm hai loại: ung thư phổi tế bào nhỏung thư phổi không tế bào nhỏ. Trong đó, ung thư phổi không tế bào nhỏ thường gặp hơn và 80% các ca này không thể chữa trị. Ngoài ra, các bác sĩ Trung Quốc còn thử nghiệm trên bệnh nhân đã qua hóa trị và xạ trị không thành công.

Họ sẽ trích xuất tế bào miễn dịch từ máu bệnh nhân, sử dụng Crispr để chèn một đoạn mã mới giúp hệ thống miễn dịch của người bệnh tập trung tiêu diệt tế bào ung thư. Những tế bào máu này sau khi trích xuất sẽ được truyền lại vào máu người bệnh.

Trung Quốc là nước tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu Crisp. Năm 2014, các nhà nghiên cứu ở đại học Nam Kinh tuyên bố, họ đã thử nghiệm thành công chỉnh sửa ADN trên khỉ. Đây là thí nghiệm trên động vật linh trưởng phi người đầu tiên thành công trên thế giới.

Tại Mỹ, một nhóm nghiên cứu do tỷ phú Sean Parker hậu thuẫn đã được cho phép thử nghiệm Crispr trên người nhưng nếu việc thử nghiệm của đại học Tứ Xuyên diễn ra đúng tiến độ, Trung Quốc sẽ là nước đầu tiên ứng dụng lâm sàng công nghệ này trong thực tiễn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nhiễm

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?

Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Đăng ngày: 18/04/2025
Cách xử trí khi bị chuột rút

Cách xử trí khi bị chuột rút

Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Đăng ngày: 17/04/2025
Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Đăng ngày: 16/04/2025
Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Đăng ngày: 06/04/2025
Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Từ "ruồi bay" đến "đom đóm mắt", những hiện tượng này dù quen nhưng bạn đã biết nguyên nhân của chúng chưa?

Đăng ngày: 06/04/2025
Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Mỗi một nhóm máu lại mang những đặc trưng riêng, kết cấu của mạch máu có thể bị phá vỡ nếu truyền không đúng nhóm máu tương thích.

Đăng ngày: 05/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News